Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

Cải tiến "tiếw Việt" của PGS Bùi Hiền được cấp giấy chứng nhận bản quyền

Chủ Nhật, ngày 14/01/2018 00:30 AM (GMT+7)

PGS Bùi Hiền cho biết, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã cấp giấy chứng nhận ông là tác giả và chủ sở hữu của công trình nghiên cứu cải tiến chữ viết tiếng Việt.

Cải tiến "tiếw Việt" của PGS Bùi Hiền được cấp giấy chứng nhận bản quyền - 1
PGS Bùi Hiền cho biết, ông muốn phổ biến bộ chuyển đổi chữ viết của mình nhưng không phải dùng với mục đích xấu
Theo PGS Bùi Hiền, thời gian qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện những phần mềm chuyển đổi theo đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của ông. Do đó, để bảo vệ đứa con tinh thần của mình, ông đã đăng ký bản quyền tác giả.
PGS Bùi Hiền cho biết, ông muốn phổ biến bộ chuyển đổi chữ viết của mình nhưng không phải dùng với mục đích xấu.
“Tôi nhờ luật sư đi đăng ký bản quyền cho công trình cải tiến chữ viết của mình bởi tôi được bạn bè “mách” rằng, có nhiều người đang sử dụng bộ chữ của tôi với mục đích kinh doanh, mục đích xấu, xuyên tạc”, PGS.Bùi Hiền cho hay.
Theo đó, giấy chứng nhận có ghi ở phần nội dung cấp là: Cục Bản quyền tác giả chứng nhận tác phẩm “Bài viết cải tiến chữ quốc ngữ”,  loại hình tác phẩm viết là của tác giả Bùi Hiền.
Cải tiến "tiếw Việt" của PGS Bùi Hiền được cấp giấy chứng nhận bản quyền - 2
Giấy chứng nhận bản quyền tác giả của PGS Bùi Hiền. (Ảnh: NVCC)
Toàn văn đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt gồm 16 trang (bao gồm cả phần 1 và phần 2) được ông công bố cuối năm 2017.
Chia sẻ về niềm vui khi được cấp giấy chứng nhận bản quyền về tác phảm cải tiến chữ viết, ông Hiền cho biết, ông rất tự hào. Tuy vậy, việc đăng ký bản quyền chỉ có ý nghĩa đây là tác phẩm hoàn chỉnh chứ không phải là bản cuối cùng.
Tác giả đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt cho biết, ông hy vọng mọi người sẵn sàng vượt qua cái khó tạm thời để tiếp tục đọc theo cách viết chữ cải tiến.
“Phải đọc nhiều mới có được trải nghiệm rõ ràng về thứ chữ cải tiến và từ đó mới cho mình những nhân xét xác đáng hơn là chỉ liếc qua rồi phát biểu cảm tưởng”, ông Hiền nói.
Trong đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt, PGS Bùi Hiền đề xuất sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho dễ sử dụng như: F, J, W, Z.
Ngoài ra, một số chữ, ông đổi hẳn về cách viết như: C (chờ), f (phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ). Những chữ này đổi về cách viết nhưng cách đọc văn bản vẫn như cũ.

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

CÂU ĐỐI " NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI HOA MAI " LÀ CỦA AI ?

CÂU ĐỐI "NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA "CÓ PHẢI CỦA CAO BA QUÁT?

















THẬP TẢI LUÂN GIAO CẦU CỔ KIẾM

十 載 輪 交 求 古 劍
Mười năm trôi qua cầu kiếm cổ
NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA
一 生 低 首 拜 梅 花
Một đời cúi thủ (đầu) (quỳ) lạy (bái) bông mai
Trong tạp chí Diễn đàn văn nghệ VN số 3/2006, nhà thơ nổi tiếng Phạm Tiến Duật (Tổng biên tập) có đăng bài thơ “cây mai trắng trong phòng Tổng Biên tập” tặng nhà văn, thiếu tướng Hữu Ước, có dẫn ở phần “đề từ” câu đối của Cao Bá Quát : Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa Dịch là :Mười năm lặn lội tìm cây kiếm cổ Một đời chỉ biết lạy hoa mai) Theo các tài liệu đã được các nhà nghiên cứu tiền bối công bố, thì đôi câu đối trên có xuất xứ như sau : Theo “Như Thanh Nhật ký” năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh : cầm đầu là chánh sứ Lê Tuấn (đỗ Hoàng Giáp năm 1853); phó sứ là Nguyễn Tử Giản (Hoàng Giáp năm 1884); phó sứ thứ 2 là cử nhân Hoàng Tịnh. Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến Yên Kinh “bộ khôn bằng ngựa,thuỷ khôn bằng thuyền” mất 181 ngày (lưu trú 64 ngày đi 117 ngày trong đó 44 ngày đường bộ, 73 ngày đường thuỷ). Khởi hành ngày 1/8 Mậu Thìn, sau 125 ngày thì đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối cho chánh sứ Lê Tuấn : Hữu Khẩu tu ngôn thiên hạ sự Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân Tạm dịch :Có miệng nên nói việc thiên hạ Nghị lực không chịu nhường người xưa. Câu đối tặng Nguyễn Tử Giản : Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa Tạm dịch :Mười năm chọn bạn như tìm thanh kiếm cổ Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai Câu đối tặng Hoàng Tịnh: Truyền thần cổ hữu Lý Tư Huấn Vấn tự kim vô Dương Tử Vân Tạm dịch :Truyền thần xưa có Lý Tư Huấn Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân. Sự kiện trên được chép trong “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (1823-1890) sách viết tay của thư viện khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b; Cứ liệu trên đã được các học giả Tảo Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2-Hà Nội năm 1972, trang 61 và 64). Câu đối “... bái mai hoa” của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản là vào năm 1868, trước đó 14 năm, Cao Bá Quát đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854)... phải chăng người đời do quá yêu Cao Chu Thần nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ông như một giai thoại để đời ?
Góc Thành Nam-Hà Nội ngày 5-12-2006
NGUYỄN KHÔI
Cho đến giờ tôi và bạn bè luôn đinh ninh 2 câu thơ “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm - Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của Chu thần Cao Bá Quát. Nhưng trên tạp chí Hồn Việt số 33 (tháng 3-2010), GS Mai Quốc Liên lại đưa ra những dẫn chứng cho rằng đây là câu đối có gốc tích từ Trung Quốc. Ý kiến của cô Tú?
- Không riêng gì bạn, lâu nay nhiều người - kể cả sách giáo khoa - đều cho rằng tác giả của 2 câu trên (tạm dịch: Xuôi ngược mười năm tìm kiếm cổ - Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là Cao Bá Quát. GS Mai Quốc Liên đã giải thích đúng, và Tú tôi xin bổ sung thêm: Ngoài học giả Hoa Bằng, nhà nghiên cứu Tảo Trang (tạp chí Văn Học, 2-1963) cũng đã nêu vấn đề 2 câu đối trên là của Tri phủ Hán Dương - Hồ Bắc (không phải Hà Bắc) Ngải Tuấn Mỹ tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản khi ông cùng với Lê Tuấn (chánh sứ) và Hoàng Tịnh được vua Tự Đức cử đi sứ sang Trung Quốc vào năm 1868 (không phải 1869). Mặt khác, Cao Bá Quát đã mất trước đó 13 năm (không phải 15 năm - ông hi sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương vào tháng chạp năm Giáp Dần, tức tháng 1-1854). Dẫn chứng trên là có cơ sở, bởi tác phẩm “Yên Thiều bút lục” của Nguyễn Tư Giản (viết tay) vẫn còn lưu ở thư viện Khoa Học Trung Ương (ký hiệu A.852, tờ 18a-b).
VŨ QUỐC TUẤN (Bà Rịa – Vũng Tàu)
* Gần đây, tôi nghe có người đã dẫn tài liệu để chứng minh rằng câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” không phải là của Cao Bá Quát. Xin quý báo nói rõ hơn về vấn đề này. (Nguyễn Minh, Hội An, Quảng Nam).
- Lâu nay, hầu hết các sách báo, tài liệu đều cho rằng hai câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Giao hảo mười năm tìm kiếm cổ/ Một đời chỉ cúi trước hoa mai) là của Cao Bá Quát.
Từ điển Bách khoa toàn thư (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam), tại mục từ Hoa mai có đoạn: “Mai là biểu tượng của vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, của tinh thần kiên cường bất khuất. Với ý nghĩa đó, những nhà văn hóa Việt Nam như Nguyễn Du đã từng viết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, Cao Bá Quát: “Bái phục một hoa mai”, và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngẩng đầu, Mặt Trời đỏ; Bên suối, một cành mai”.
“Bái phục một hoa mai” chính là giảng nghĩa cụm từ “bái mai hoa” trong câu đối đang xét.
GS Vũ Khiêu trong sách Thơ văn Cao Bá Quát (Nhiều tác giả, NXB Văn học, 1984) cũng dẫn câu đối này và bình: “Hai câu đối rất được truyền tụng này của Cao Bá Quát đã phản ánh đầy đủ tinh thần phản kháng của ông. Chúng vừa nói lên khí phách anh hùng, quyết tâm đứng lên trừ bạo cứu dân, vừa bộc lộ một tâm hồn trong sạch thanh cao, đẹp như hoa mai trắng”.
Tuy nhiên, Tảo Trang trong “Một số tư liệu về thơ văn Cao Bá Quát” (Tạp chí Văn học số 38 tháng 2 năm 1963) và Hoa Bằng trong “Một vài tìm tòi về đôi câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát” (Tạp chí văn học số 134 tháng 3-4 năm 1972) đã nói khác. Hai tác giả đã dẫn nội dung trong cuốn “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (sách viết tay của Thư viện Khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b) để chứng minh câu đối đang xét không phải của Cao Bá Quát mà là của Tri phủ Hán Dương nhà Thanh là Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản (1823-1890) khi ông này đi sứ sang Tàu.
Theo “Như Thanh nhật ký” (tác phẩm của tập thể Sứ bộ tâu báo lên nhà vua sau khi hoàn thành chuyến đi sứ sang Thanh), năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn Sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh gồm: Chánh sứ Lê Tuấn, Phó sứ thứ nhất Nguyễn Tử Giản và Phó sứ thứ hai Hoàng Tịnh. Khi đến huyện thành Hà Dương, tỉnh Hồ Bắc, Sứ bộ Việt Nam được viên Tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng ba vị Chánh, Phó sứ, mỗi người một câu đối riêng. Câu đối tặng cho Nguyễn Tư Giản chính là câu đang xét.
Như vậy, câu đối nói về chuyện “bái phục một hoa mai” xuất hiện vào năm 1868, thế nhưng, 14 năm trước đó, họ Cao đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương bất thành (Giáp Dần 1854) thì làm sao có thể sáng tác ra câu đối bất hủ này?
Nói thêm, hiện có một số tài liệu cho rằng câu đối đang xét là hai câu sau của một bài tứ tuyệt của Cao Bá Quát (như Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia): 

“Kinh thế hữu tài giai bách luyện
Độc thư vô tự bất thiên kim
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”
Hai câu đầu nghĩa là: Người làm kinh bang tế thế (muốn) có tài phải qua trăm luyện/ Kẻ đọc sách không (hiểu) chữ thì không thành ngàn vàng.
Rõ ràng đây chỉ đơn thuần là một sự gán ghép. 
4 câu nói trên không thể là một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh, bởi nó mắc hai lỗi cực kỳ quan trọng trong luật Đường thi: Thất vận (câu 2 không bắt vần với câu 4) và thất niêm (chữ thứ hai câu 2 không cùng thanh với chữ thứ hai câu 3.
ĐNCT.

Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ DƯỢC LIỆU

(TÀI LIỆU THAM KHẢO)
CAM HÀN, QUÝT NHIỆT, BƯỞI TIÊU
      Có một vài triết lý rất hiển nhiên và đơn giản trong đời thường như:Cam hàn, quýt nhiệt, bưởi tiêu”; “Chết tại cái miệng” “Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết – Lời dạy thứ 13 trong số 14 lời dạy của Đức Phật”. Nhưng mọi người chúng ta nhận biết được và khắc phục được cũng không hề đơn giản.
          Trước hết nói về:“Cam hàn, quýt nhiệt, bưởi tiêu” là một ví dụ mà nhiều người biết, nhưng lại chưa thấuhiểu nên thường làm sai
          Một chuyện hàng ngày thường xảy ra là, khi đi thăm người ốm, mọi người thường hay mua hoa quả mang vào biếu tại giường bệnh. Thế nhưng vì không rõ tính thực hay của bệnh mà người ốm đang mắc, nên có khi quà cáp lại mang tai họa đến cho họ. Chẳng hạn như người ốm đang mắc chứng , nghĩa là bệnh do hàn (lạnh) gây nên mà biếu cam (hàn) thì bệnh nhân ăn vào chỉ có nặng thêm. Ngược lại khi người bệnh vì nhiệt mà biếu quýt (nhiệt) thì cùng vậy. Riêng Bưởi: tiêu thì không nóng, không mát nên cả 2 trường hợp trên đều dùng được.(nhưng thông thường chẳng ai biếu bưởi cả, đơn giản vì chẳng lẽ lại biếu một quả, mặc dù có giá trị bằng cả một cân cam hoặc quýt).
          Về tác dụng của trái cam,ai cũng nghĩ rằng ăn cam là thơm, mát, bổ. Thậm chí cam còn tốt ở chỗ giúp cơ thể sinh nhiều tân dịch. Thế nhưng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Trái cam (cam sành, cam chanh) chỉ thực sự bổ với những người khỏe mạnh, hoặc những người bệnh do chứng thực gây nên, như sẽ nói đến ở dưới đây. Ngược lại với bệnh nhân mắc chứng hư (hàn) mà ăn cam có thể dẫn đến chết người (!?). Nhất là trong tường hợp bị mổ xẻ, ăn cam (hàn) sẽ làm vết thương lâu lành (vì sinh nhiều tân dịch). Cũng tương tự như vậy, tuýp C sủi gồm 20 viên Multivitamin, được quảng cáo là “Energy for everyday” (năng lượng cho hàng ngày) cũng mang âm tính và có tác dụng như nước cam. Rồi ai đó bảo rằng mọi bệnh cứ nấu vỏ chanh mà uống sẽ khỏi hết. Xin cảnh báo rằng: quả chanh thì hàn, trong đó tép chanh và hạt chanh đều hàn, nhưng vỏ chanh lại ôn. Vì vậy vỏ qủa chanh có thể hợp với các bệnh hư hàn và không lợi với các bệnh thực nhiệt.
          Vậy hư hàn và thực nhiệt là gì? Theo Y học phương Đông, cơ thể con người chúng ta chỉ được khỏe mạnh khi hai khí Âm và Dương trong cơ thể có sự cân bằng. Nếu Dương vượng thì sẽ gây ra bệnh mang tính nhiệt (Đông y coi là Chứngthực). Ngược lại, nếu Âm vượng sẽ xuất hiện bệnh mang tính hàn (Đông y coi là Chứng hư). Thường thì hai khí Âm, Dương lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi Dương vượng thường làm cho Âm suy, và ngược lại. Nguyên tắc trị bệnh của Đông y là Bổ và Tả, hiểu nôm na là vừa xoa vừa đấm (tả nghiã là đả). Nếu Dương vượng thì tả Dương làm cho Dượng bớt đi. Khi Dương vượng thường kéo theo Âm suy thì một mặt tả Dương, mặt khác lại phải bổ Âm để nâng Âm lên mà tạo thế cân bằng mới.
          Còn khi điều trị bằng Tây y, thày thuốc không quan tâm đến tính chất Âm Dương của bệnh. Nhưng nếu không giải quyết được sự cân bằng Âm Dương thì dùng thuốc rất lâu khỏi hoặc rất khó khỏi. Vậy song song với việc dùng Tây y (nhất là các trường hợp bệnh cấp tình), nên kết hợp với Đông y để lấy lại sự cân bằng Âm Dương cho cơ thể.
          Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để phát hiện được sự mất cân bằng Âm Dương của cơ thể và bằng cách nào có thể lấy lại sự cân bằng này?
          Nếu bạn đi điều trị bằng Đông y, Bác sỹ Đông y qua Tứ chẩn (văn, vấn, vọng, thiết) có thể xác định được tính chất hàn hay nhiệt (hư hay thực) của bệnh và cắt thuốc theo nguyên tắc Bổ - Tả nói trên để lập lại cân bằng Âm Dương cho bạn. Khi Âm Dương của cơ thể bạn cân bằng thì cũng là lúc bệnh của bạn đã khỏi hoặc gần khỏi.
          Ngược lại nếu bạn đi điều trị bằng Tây y, như đã nói trên,bác sỹ Tây y không quan tâm đến tính chất hàn hay nhiệt (hư hay thực) của bệnh.Trong những trường hợp này,những người có năng lượng Trường sinh học(NLTSH) ở mức cao, (nhận được từ quá trình luyện Thiền, tập Yoga, Khí công hoặc Nhân điện)có thể giúp bạn xác định được tính chất Âm Dương của bệnh mà bạn đang mắc, bằng cách đặt tay lên cơ thể bạn, (hoặc lên ảnh của bạn, trường hợp bạn ở nơi xa) và dùng con lắc gọi ra được tính chất Âm Dương cuả bệnh (và cũng là tính chất Âm Dương của cơ thể bạn). Khi Âm Dương mất cân bằng, có hai trường hợp cơ bản xảy ra:
-      Hoặc là Âm vượng thì ắt Dương suy (1)
-      Hoặc là Âm suy thì ắt là Dương vượng.(2)
Rất hiếm gặp trường hợp cả Âm và Dương đều suy hoặc đều vượng.(Hoặc nếu gặp thì sẽ là các trường hợp  cứu chữa rất phức tạp, vì Âm Dương “thác loạn”.)
          Trạng thái Âm Dương của cơ thể lại do chúng ta nhập vào từ đồ ăn, thức uống hàng ngày.Tất cả các đồ ăn thức uống chúng ta sử dụng, nếu tính theo mức độ nhiệt, sẽ được chia làm năm loại cả thảy: Có loại rất nóng (ta gọi lànhiệt - N); có loại nóng ít hơn (gọi là ôn - ô). Có loại rất lạnh (ta gọi là hàn - H); có loại không lạnh lăm(gọi là mátM, danh từ Hán Việt gọi là lương). Cuối cùng là những loại không nóng không mát, tức trung tính (được gọi là bình–B). Muốn giữ cho cơ thể cân bằng Âm Dương buộc ta hàng ngày phải ăn uống sao cho các đồ ăn thức uống dễ cân bằng Âm Dương. Có lý thuyết cho rằng mỗi ngày (thậm chí mỗi bữa) ta nên ăn uống khoảng 15  hoăc 20 thứ khác nhau (hiểu nôm na là quăng tọa độ ra thật nhiều để chúng bù trừ nhau mà tự cân bằng Âm Dương).Thoạt đầu bạn có thể phát hoảng, nhưng cứ để ý mà xem, mỗi bữa ăn nhà bạn cũng dùng tới gần chục thứ khác nhau rồi đó. Ngoài ra các bữa ăn gần nhau không nên ăn các món ăn giống nhau là được rồi.
          Không hiểu xưa nay người ta căn cứ vào đâu để xác định rằng vị thuốc này (hay sản phẩm này) là nhiệt, ôn, hàn, mát hay bình? Rất có thể đây là kết quả kiểm nghiệm qua nhiều đời, và đã được ghi vào các sách nào đó, nhưng không được phổ biến rộng rãi, vì chẳng mấy người cần biết làm gì. (Riêng các vị thuốc Đông y thì sách vở không chỉ xác định rõ công dụng mà còn định rõ tính chất nhiệt của từng vị). Ngày nay,nếu quan tâm đến việc giữ cân bằng Âm Dương cho cơ thể, chúng ta rất cần biết đến tính chất nhiệt của từng đồ ăn thức uống. Hiện tại, tính chất nhiệt của mọi đồ ăn thức uống có thể kiểm tra và xác định được nhờ con lắc và bàn tay người có NLTSH cao, với thời gian cần cho mỗi thí nghiệm không quá 5 giây và lượng sản phẩm cần dùng chỉ cỡ 3 đến 5 gram. Hiện nay trên mạng chưa thấy có bảng liệt kê này. Người viết bài này xin cung cấp cho bạn đọc biết tính chất nhiệt (N), ôn (Ô), hàn (H), mát (M) hoặc bình (B) của một số đồ ăn thức uống thường dùng (khoảng trên 100 thứ khác nhau), đã được kiểmnghiệm bằng con lắc, như bảng dưới đây: (Bảng này sẽ được cập nhật tiếp, khi có điều kiện)

BẢNG PHÂN LOẠI MỘT SỐ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
Theo tính: nóng (N), ôn (Ô), mát (M),hàn (H)hay bình(B)
Số
thự
tự

Tên thực phẩm

Tính chất
N,Ô, M, H, hay B
01
Cơm tẻ các loại
B
02
Cơm nếp (xôi trắng, xôi gấc)
B
03
Bánh mỳ
B
04
Ngô bắp luộc
B
05
Khoai lang
B
06
Khoai Tây
B
07
Khoai sọ
H
08
Rau muống, Rau ngót, Ngải cứu
B
09
Rau bí
B
10
Rau mồng tơi, Rau đay
H
11
Rau lang, Rau dền
H
12
Rau xà lách, Rau dút
H
13
Rọc mùng
H
14
Mộc nhĩ trắng
B
15
Mộc nhĩ đen
H
16
Rau răm
N
17
Rau kinh giới
B
18
Rau mùi, Rau thì là
B
19
Rau húng chó (húng quế)
B
20
Rau mùi tầu
H
21
Rau húng chũi
H
22
Lá chanh (dùng ăn thịt gà)
H
23
Tai chua rừng
H
24
Củ tỏi (Cả Tỏi đen)
N
25
Củ sả
N
26
Củ riềng
N
27
Củ gừng sống
N
28
Củ gừng nướng chín
H
29
Củ nghệ vàng
B
30
Củ hành (Ta, Tây, hành hoa)
B
31
Củ (Bột) sắn dây
H
32
Quả ớt chín, Tương ớt
N
33
Quả cà chua chín
Ô
34
Quả mướp thường
B
35
Quả mướp đắng
H
36
Quả cà ghém
H
37
Quả bí xanh
B
38
Quả bí đỏ
B
39
Quả táo Tây,
B
40
Quả táo ta, Đu đủ chín
H
41
Quả xoài
B
42
Quả mít chín, Nhãn chín
N
43
Quả cam (cam chanh, cam sành)
H
44
Quả cam Canh, cam giấy
B
45
Quả bưởi
B
46
Quả quýt Sài Gòn, Hà Giang
N
47
Quả dứa chín,
B
48
Quả vải thiều
N
49
Quả mận hậu
B
50
Quả đào
B
51
Quả chanh, Qủa na
H
52
Vỏ quả chanh
Ô
53
Quả quất
B
54
Quả sấu
H
55
Quả Thanh trà
H
56
Quả nho tươi
H
57
Quả Thanh long, Qủa bơ
H
58
Thảo quả
N
59
Quả dưa hấu
B
60
Quả dưa lêvà Quả lê
H
61
Hạt tiêu đen, Củ Tỏi đen
N
62
Hạt đậu xanh cả vỏ
Ô
63
Hạt đậu xanh xát vỏ
B
64
Hạt đậu đen
H
65
Hạt lạc sống hoặc đã rang chín
H
66
Hạt vừng đen
H
67
Hạt vừng trắng
B
68
Thịt gà
B
69
Thịt lợn
B
70
Thịt bò
Ô
71
Thịt chó
N
72
Thịt trâu, Thịt vịt, Thịt ngan
H
73
Ngao, sò, ốc,  hến
H
74
Đậu phụ sống
H
75
Bơ Président
H
76
Trứng gà sống
N
77
Trứng vịt các loại
H
78
Cá tôm (nói chung)
B
79
Cua đồng xay
H
80
Đường kính trắng
Ô
81
Đường phèn, đường hoa mai
M
82
Đường ăn kiêng các loại
H
83
Muối trắng
B
84
Bột ngọt
B
85
Dầu rán các loại
B
86
Nước mắm cá cơm
B
87
Mazi Chin su
H
88
Nước cáy
H
89
Mắm tôm
H
90
Tương Bần
H
91
Dấm gạo
H
92
Mật ong
H
93
Rượu trắng Hà Nội
N
94
Rượu Sâm panh
B
95
Rượu vang các loại
B
96
Rượu Tây cao độ (> 400)
B
97
Rượu Mao Đài TQ (530)
B
98
Cồn Y tế 900
B
99
Bia các loại
H
100
Viên C sủi (Multivitamin)
H
101
Chè khô (Thái Nguyên, Phú Thọ)
N
102
Chè túi lọc Lipton
N
103
Chè túi lọc Cery
B
104
Chè vị chanh (Nestea)
H
105
Nước chè xanh
H
106
Nước vối
H
107
Nước mía
B
108
Cà phê đen (Trung Nguyên, G7)
N
109
Cà phê sữa (3 in 1, )
B
110
Café Việt (Nescafe)
B
         
        Cần phải nói rằng: lâu nay chúng ta chỉ mới hiểu được: “Thiên - Địa - Nhân hòa đồng”, có nghĩa là con người có mối quan hệ hòa đồng với Trời và Đất. Khí Dương tượng trưng cho Trời và khí Âm tượng trưng cho Đất. Hai khí Âm và Dương trong cơ thể con người phải cân bằng thì con người mới khỏe mạnh. Bây giờ có lẽ phải hiểu thêm rằng: Mọi sinh vật trên trái đất này đều có sự hòa đồng với Trời và Đất. Nghĩa là khí Âm và khí Dương cũng tồn tại ở mọi sinh vật, cả động vật và thực vật.Mọi sản phẩm tự nhiên hoặc nhân tạo đang tồn tại đều có trong nó hai khí Âm và Dương.Nếu khí Âm vượng thì tùy thuộc mức độ vượng, sản phẩm đó mang tính hàn hay mát. Ngược lại, nếu khí Dương vượng thì sản phẩm đó sẽ mang tính nóng hoặc ôn. Còn nếu hai khí Âm Dương trong sản phẩm nào đó cân bằng thì sản phẩm có tính bình (không nóng, không mát).Các sản phẩm công nghiệp, do công nghệ chế biến khác nhau mà có tính nhiệt khác nhau. Ví dụ cùng là rượu trắng, nhưng rượu Mao Đài có tình bình (mặc dù 530), còn rượu Hà Nội (< 400) lại nóng. (Điều này cho thấy chúng ta đang dùng công nghệ lạc hậu).
Qua bảng trên cho ta thấy một số nhận xét chung là:
          1/ Các thực phẩm mà thiên nhiên cung cấp cho loài người và cả những thứ loài người tạo ra, gọi chung là tự nhiên và nhân tạo,phần lớnđều là các thực phẩm trung tính (B). Loài người do ăn uống không hợp lý nên gây ra mất cân bằng Âm Dương và sinh ra bệnh tật. Rồi khi đã mắc bệnh lại không biết kiêng khem cho đúng cách nên đôi khi làm cho bệnh trầm trọng thêm, thậm chí dẫn đến chết người. Cái lý “Chết tại cái miệng““kém hiểu biết”là ở chỗ đó.
          Cũng cần nói thêm rằng, theo triết lý “thân cường thì tật nhược và ngược lại” của Đông y thì khi tuổi còn trẻ, ta có thể ăn uống “xô bồ” mà không bị bệnh tật, có nghĩa là không làm cơ thể mất cân bằng Âm Dương. Nhưng khi tuổi đã xế chiều, không còn cường tráng nữa, rất nên chú ý giữ sự cân bằng này. Mặt khác cũng cần lưu ý là trong số chúng ta có người máu hàn, người máu nóng (nhiệt). Để tránh mất cân bằng Âm Dương thì người máu nóng nên dè dặt với các thực phẩm nóng và ngược lại. Đặc biệt, chị em phụ nữ sau khi sinh con nếu là máu hàn mà ăn thịt trâu, vịt hoặc ngan (hàn) vào sẽ rất mắc chứng “hậu sản”, ngược lại nếu là máu nhiệt lại có thể ăn được.
          2/ Một số thực phẩm lâu nay mọi người vẫn tưởng lànóng, thậm chí cực kỳ nóng như Rượu Tây (thường trên 400), Rượu Mao Đài TQ (530), Cồn y tế (900) thì lại chỉ là bình (B). Cũng tương tự như vậy: ai cũng nghĩ ăn xoài và ăn dứa chín là nóng, thì thực tế chỉ là bình. Đặc biệt là mật ong, mười người thì chín người bảo nóng (N), nhưng thực tế mật ong lại rất mát (H). Rồi đậu xanh cả vỏ, nhiều người cho là mát thì lại là ôn (Ô). Riêng về hạt đậu xanh có ba thành phần: mầm đậu là thứ sau này phát triển thành giá đỗ sẽ rất mát (H), thịt đậu mang tính bình (B), còn vỏ đậu lại ôn (Ô).Có thể do tính trội của vỏ mà cả hạt đậu xanh được coi là ôn.Một bắp ngô được coi là bình (B), thì mầm ngô (hay mày ngô) rất mát (H), còn lõi ngô lại rất nóng (N).
          3/Tính chất mát, nóng của các thực phẩm như đã nêu trên đây cũng chỉ là tương đối.Một ly rượu trắng Hà Nội là loại nóng (N), nếu được pha thêm vào một thìa nhỏ mật ong hàn (H),thì lại trở thành hàn (H).
          Có điều rất lý thú và đơn giản là Khi cơ thể của ai đó bị mất cân bằng Âm Dương, tác giả bài viết này chỉ cần khuyên họ ăn Quýt, nếu bị Âm vượng, Dương suy hoặc ăn Cam (hay uống nước cam), nếu bị Âm suy, Dương vượng.(Chú ý không được ăn (uống) ngược lại mà làm cho bệnh nặng thêm). Ý nghĩa của cụm từ Cam hàn, Quýt nhiệt đã được khai thác như thế đó ! (Còn Bưởi: tiêu, tức bình thì vô hại). Thực tế cho thấy nhiều người chỉ cần dùng dăm ba quả Quýt hoặc Cam (thậm chí ít hơn) đã có thể lấy lại được cân bằng Âm Dương và bệnh tật đã bớt hẳn. Chuyện tưởng chừng như khó tin, nhưng sự thực là như vậy đó.
          Xin được nói thêm đôi điều về hai nền Y học Đông y và Tây y. Dân ta thường  “có mới, nới cũ”, nên có lúc nền Y học cổ truyền (Đông y) đã gần như bị lãng quên..Ngày nay quan niệm này đã thay đổi hẳn. Tuy vậy sự giao thoa giữa hai nền Y học cũng còn là vấn đề chưa dễ dàng gì. Theo Giáo sư Hoàng Bảo Châu,khicăn cứ vào kết quả của các xét nghiệm Lý – Hóa – Sinh của Y học hiện đại (Tây y), người ta hoàn toàn có thể nhận ra được hai nhóm Bệnh nhân thực nhiệthư hàn như các thày thuốc Đông y đã xác nhận được nhờ Tứ chẩn. (Nội dung cụ thể xin không nêu ra ở đây). Vì thế, theo thiển nghĩ của tác giả bài viết này, nếu các bác sỹ Tây y tìm hiểu thêm nguyên lý điều trị của Đông y thì hiệu quả điều chắc chắn sẽ tốt hơn.
Về thuốc men, theo Giáo sư Hoàng Bảo Châu, thuốc Tân dược (thuốc Tây) cũng có tính nhiệt ( N, Ô, B, M và H) như thuốc Đông y.  Cụ thể như sau:
1/ Thuốc Hàn – Mát (H- M) gồm  phần lớn các thuốc trong các nhóm: ức chế thần kinh, gây mê, gây ngủ, an thần, chống động kinh,liệt thần kinh, giảm đau, giảm sốt, cường phó giao cảm, liệt giao cảm, trợ tim (spatcin – digitalin), kháng histamine, lợi niệu (dẫn chất thủy ngân sunphamit) nhuận tràng, long đờm (muối kiềm), kháng sinh (penixilin và họ lactamit), sunphamit kháng khuẩn, sunphamit hạ đường huyết, hoc-mon: corticoid ơstrogen, vitamin C, thuốc ức chế miễn dịch, một số chất vô cơ như borax, magie sunphat, natribicacbonat, natribromua, natriclorua, natri sunphat, ôxyt kẽm..
2/ Thuốc Ôn – Nhiệt (Ô-N) gồm phần lớn các thuốc trong các nhóm: kích thích thần kinh trung ương, liệt phó giao cảm, cường giao cảm, trợ tim (nikethamit), kích thích hô hấp (lobelin), lợi niệu (dẫn chất xathin caphêin), thuốc gây táo bón (amin), long đờm (creozot), các tinh dầu kháng sinh (streptomyxin, tetracylin), hocmon (thyroxin, testosteron), vitamin B 12, D . . ., thuốc kích thích miễn dịch (levamiton), thuốc bổ (pantocrin), thuốc kích thích tăng bạch cầu (pentoxyl), hợp chất hữu cơ của thạch tín, một số chất vô cơ asensunfua (hùng hoàng), caxiclorua, thạch tín.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm và kiểm nghiệm thực tế bằng con lắc của tác giả bài viết này thì hầu hết các thuốc trị các bệnh mãn tính như Tiểu đường (Diamicron, Glucofine) và Huyết áp (Losartan, Indapamid, Panangin) đều có tính bình (B), vì thế có thể uống lâu dài mà không ảnh hưởng đến cân bằng Âm Dương. Các thuốc trị viêm loét dạ dày (Omeprazol, Mucosta Tab. …) đều rất nóng (N). (Mucosta chỉ uống trong thời gian không quá 10 ngày). Một điểm nữa mà người cao tuổi cần lưu ý là khi phải uống nhiều thuốc kháng sinh loại nóng, như đã nêu trên, rất cần uống kèm với thuốc nhuận tràng, nếu không rất dễ bị táo bón rất nguy hiểm.
          Cuối cùng, xin thưa cùng các bạn đọc rằng: Tôi không phải là một chuyên gia về y học. Xuất phát từ yêu cầu cầnbảo vệ sức khỏe của bản thân, gia dình và bạn bè là những người cao tuổi, tôi đã tìm hiểu qua nhiều tài liệu khác nhau, có sự chọn lọc và suy nghĩ chủ quan của bản thân để biên tập thành tài liệu này. MONG GIÚP ÍCH CHO ĐỜI ĐƯỢC ÍT NHIỀUDo trình độ có hạn nên có thể còn tồn tại những sai sót nhất định. Rất mong được mọi người phát hiện và chỉ báo thêm cho. Xin chân thành cám ơn.
          Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS.BS Đõ Minh Cầm, người đã động viên và giúp tôi hoàn thành tài liệu này.
          Mọi thông tin cần trao đổi xin gửi qua Email: của tác giả là: trankimanh1643@gmail.com, hoặc qua số điện thoại di động là: 0982 415 143
Bắc Linh Đàm: Tháng 3 năm 2017
Cựu chiến binh KQ-- Kỹ sư – Nhà giáo TRẦN KIM ANH