Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

PHONG TỤC TẾT MỖI MIỀN

Những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội

Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản hơn ở Hà Nội. Người Sài Gòn thích đi du lịch còn ở Hà Nội lại thích sum họp gia đình. Ở Hà Nội kiêng ăn trứng, còn ở Sài Gòn thì kiêng ăn chuối...
Điểm khác đầu tiên phải kể đến thời tiết. Ngày Tết, miền Bắc se se lạnh, hay có mưa phùn, miền Nam thì ấm áp nắng vàng. Thời tiết cũng dẫn đến một điểm khác biệt trong ngày Tết ở hai miền, đó là cách ăn mặc diện Tết của người dân.
Người miền Bắc thích chơi hoa đào, còn miền Nam thì không thể thiếu hoa mai vàng.
 Về cơ bản, hai loại bánh này giống nhau về nguyên liệu, nhưng bánh chưng được gói thành hình vuông, bánh tét được gói thành hình trụ dài.
Người miền Bắc thường muối dưa hành để ăn Tết, còn người miền Nam có món củ kiệu.
Người miền Bắc kiêng ăn trứng đầu năm vì cho rằng trứng có hình thù giống với số không. Còn người miền Nam luôn có món thịt kho hột vịt ngày Tết.
Món ăn đặc trưng ngày Tết của miền Bắc là canh bóng bì, món canh của miền Nam là khổ qua hầm.
Mâm ngũ quả của miền Bắc hay có chuối, với ý nghĩa là bàn tay hứng tinh túy của mùa xuân. Người miền Nam lại kiêng chuối vì đồng âm với "chúi", nghĩa là thất bát, làm ăn đi xuống.
Ngày cúng ông Công, ông Táo, người miền Bắc hay cúng cá chép rồi đem thả sông. Người miền Nam không có tập tục này.
Khách đến nhà, người miền Bắc đem trà, mứt kẹo ra mời rồi ngồi hàn huyên. Người miền Nam thì dọn mâm cơm mời khách, rồi ngồi ăn nhậu.
Xu hướng du xuân phát triển ở miền Nam nhiều hơn ở ngoài Bắc.

DỰA VÀO NỘI DUNG TRÊN TÔI PHÓNG TÁC THÀNH 

VĂN VẦN . MỜI CÁC BẠN ĐỌC VÀ THAM GIA THÊM

Tết miền Bắc, Tết miền Nam

Cùng vui Tết nhưng cách làm khác nhau

Miền Bắc thích sắm hoa Đào

Miền Nam không thể thiếu màu hoa Mai

Miền Nam bánh tét gói dài

Bánh chưng vuông Bắc chẳng ai nghi ngờ

 Miền Nam thích thịt trứng kho

Miền Bắc kiêng trứng vì lo không còn

Mâm ngũ quả lại  khác hơn

 Bắc có chuối ,bưởi lại còn quýt, cam...

Trong khi đó ở miền Nam

Dừa,đủ, xoài...chứ không ham thêm gì

Miền Nam Tết đến thích đi

Miền Bắc lại thích tụ về một nơi

Miền Bắc khi khách đến chơi

Mời bánh, mứt, kẹo rồi ngồi hàn huyên

Miền Nam mời đánh chén liền

Cùng nhau ăn nhậu liên miên đã đời

Ăn “khổ qua” giải  ngậm ngùi

Bao nhiêu khổ cực thì rồi cũng qua

Đặc trưng miền Bắc lại là

Món kỳ cách nhất thật ra... bóng bì

Ăn kèm còn những món gì

Dưa hành miền Bắc,Nam thì kiệu thôi

No nê vác bụng  đi chơi

Bắc thì thích diện tung trời muốn khoe

Nam thì chẳng thích loẹt lòe

Cốt sao ấm bụng say nhòe mới thôi

Cũng vì thời tiết Đất Trời

Bắc se se lạnh nhiều nơi mưa phùn

Miền Nam thì ấp áp hơn

Nắng vàng mùa trước như còn vấn vương

Ngày cúng ông Táo, ông Công

 Bắc cúng cá chép Nam không cúng gì

Kể ra cũng chẳng mấy khi

Hôm nay giáp Tết thích thì kể chơi

Mượn văn vần chắp mấy lời

So điều khác biệt để rồi hiểu thêm

Càng yêu phong tục hai miền

Để còn mãi mãi lưu truyền về sau.

DIZIKIMI

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

TÂM SỰ CUỐI ĐÔNG

ĐỒNG CẢM VỚI CÁC BÀI "VÔ THƯỜNG" VÀ "CUỐI ĐÔNG" CỦA LA THỤY TÔI ĐÃ  CHUYỂN CÁC BÀI ĐÓ SANG THỂ THƠ KHÁC VÀ SAU ĐÓ HỌA  CÙNG VỚI LA THỤY ĐỂ NÓI LÊN TÂM TRẠNG CỦA MÌNH. MỜI CÁC BẠN CÙNG ĐỌC VÀ THAM GIA THÊM
                            
                                VÔ THƯỜNG
                (Cảm khái khi đọc truyện thần thoại Hy lạp)
                         Một thời vang bóng còn đâu
              Khói sương chừ lại úa màu thời gian
                         Một thời xuân sắc nhựa tràn
            Nhành xanh biếc lộc, hoa vàng thắm cây
                         Nắng chiều xế bóng hao gầy
                   Xiêu theo triền dốc ngấm say vị đời
                        Tiếng lòng ngân vọng chơi vơi
                   Âm xưa bóng cũ mù khơi dấu tìm
                                                       La Thuỵ
DIZIKIMI đã chuyển thể bài thơ VÔ THƯỜNG sang thể thơ cổ phong thất ngôn bát cú :
                              VÔ THƯỜNG
                  Một thời vang bóng hỏi còn đâu
                  Sương khói thời gian đã nhạt màu
                  Xuân sắc một thời tràn nhựa sống
                  Nhành xanh lộc biếc thắm bền lâu
                  Xiêu theo triền dốc hao gầy bóng
                  Chiều xế vị đời thấy ngấm sâu
                  Lòng thấy chơi vơi ngân tiếng vọng
                  Âm vang xưa cũ vẳng rầu rầu
                                             DIZIKIMI
               


                     
                                    
                        CUỐI ĐÔNG
                                                
                Năm tàn tháng tận buốt chiều đông
                Bấc biển trêu ngươi bợt má hồng
                Sóng vỗ đầu ghềnh tung mỏm đá
                Mây đùn cuối bãi phủ tầng không
                Đào mai e ấp xuân dần đến!
                Thơ nhạc dặt dìu tết chắc mong?
                Đếm tuổi thì ra gần sáu chục
                Ừ, nghe cháu gọi... đã thành ông
                                                     
                           TUỔI XẾ CHIỀU
                            (Họa loạn vận)
                              
                 Đã lâu mình cũng đã lên ông
                 Mỗi cảnh mỗi nhà ai biết không?
                 Lắm lúc buồn vì chiều xám ngắt
                 Nhiều khi vui với sáng tươi hồng
                 Công thành tuy vậy chưa đành dạ
                 Danh toại vẫn không thỏa ước mong
                 Tính tuổi cũng tròm trèm bẩy chục
                 Đời người mấy chốc sẽ tàn đông
                                                    Dizikimi
 Dizikimi chuyển bài thơ CUỐI NĂM  sang thể thơ LỤC BÁT
                                 CUỐI ĐÔNG
                       Năm tàn tháng tận chiều đông
             Trêu ngươi gió biển má hồng phôi pha
                       Đầu ghềnh sóng vỗ xa xa
                 Mây đùn cuối bãi tà tà tầng không
                       Đào mai e ấp xuân hồng
                 Nhạc thơ dìu dặt như mong Tết về
                       Tuổi ta sáu chục gần kề
                 Vẳng nghe cháu gọi ông về ăn cơm...
                                                   DIZIKIMI

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

NĂM NGỌ NÓI CHUYỆN NGỰA

NĂM NGỌ NÓI CHUYỆN NGỰA

Ngựa trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ

28/12/2013
Từ lâu hình ảnh con ngựa đã là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc... Trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam và thế giới có rất nhiều câunói hay nói v ngựa, nhưng thực ra là nói về con người và cuộc sống.
 Tục ngữ Nga có câu: “Ngựa bốn vó vn cứ bị vấp ngã” để chỉ rằng ở đời không có sự việc nào, con người nào là hoàn chỉnh tuyệt đối. Hoặc một câu tục ngữ của Nhật Bản: “Biết ngựa qua bước đi, biết người qua giao thiệp”. Tương tự như vậy ở Việt Nam có câu ca dao:
Ngựa hay chẳng qun đường dài
Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng
Qua các kiểu đi của ngựa: “nước kiệu” (đi chậm), “nước trung” (đi vừa), “nước đại” (phi nhanh)... nó sẽ bộc lộ những mặt mạnh hay yếu của con ngựa. Người ta cũng vậy, qua giao thiệp những mặt ưu và khuyết s hiện ra rõ hơn. Dân ca quan họ Bắc Ninh có câu: “Bây giờ kẻ Bắc người Nam/Ngựa Hồ chim Việt biết làm sao đây”, là một lời than thân trách phận trong sự xa cách,  đây người bình dân đã mượn điển tích “ngựa Hồ chim Việt” của Trung Quốc để biểu đạt sự nhớ nhau. Khi người con gái có chồng rồi, đã yên bề gia thất được ví như “ngựa có cương”, các chàng trai đừng dòm ngó nữa:
Em có chồng rồi như ngựa có cương
Ngựa em em đứng, đường trường anh đi
Và khi người con trai phụ tình, người con gái vẫn dõng dạc tuyên bố, không chịu lép vế:
Sông sâu ngựa lội ngập kiều (kiều là cầu)
Dẫu anh có phụ còn nhiều người thương
Nhưng khi tình yêu đôi lứa không cân xứng, “đứa con gái khôn lấy thằng chng dại” thì người bình dân lại so sánh:
“Tiếc thay con ngựa cao bành
Để cho chú ấy tập tành sao nên?”
Đây là lời trách của cô gái đối với chàng trai, khi chàng cứ “kén cá chọn canh” đ cuối cùng gặp phải người chẳng ra gì:
Ngựa ô chẳng cưỡi, ỡi bò
Đường ngang không chạy, chạy dò đường quanh
Khi tình yêu chung thủy thì dù:
"Đường dài ngựa chạy biệt tăm
Người thương có nghĩa trăm năm cũng chờ”,
 rồi họ ao ước có một ngôi nhà năm gian, chan hòa ánh sáng:
Năm con ngựa bạch sang sông
Năm gian nhà ngói, đèn trong đèn ngoài
Để rồi một ngày kia đẹp trời, anh sẽ đón nàng lên “xe hoa” bằng ngựa quý: “Ngựa ô anh thắng kiu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh”.
Trong chiến đấu, ngựa góp phần lập nên nhiều chiến tích oai hùng. Ta đã từng nghe nói v con ngựa“xích thố” (lông đỏ) của Quan Công, “ngựa truy” của Hạng Vũ, “ngựa sắt” của Thánh Gióng, “ngựa ô”của Ôđixê ở thành Troa, “long mã" của Đường Tam Tạng... Khi quan quân của Lê Lợi đóng trại ở Bồ Đề, mọi người đã thi nhau cắt cỏ về cho ngựa để tỏ lòng yêu mến đức Ông:
“Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”.
Và chẳng may khi người tướng chết, ngựa cũng buồn ru và có khi chết theo. Người ta cũng đã từng mổ ngựa để lấy “da bọc thây” các chiến tướng. Trong “Chinh phụ ngâm”, Đặng Trần Côn đã viết:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”.
Những con ngựa hay, ngựa quý cũng rất kén chủ. Nếu ngưi không đủ tài trí điều khiển, thì nó bất phục, người ta thường bảo “ngựa hay lắm tật” (còn gọi là ngựa chứng). Để chỉ sự nguy hiểm, tục ng dạy ta:“Hàm chó vó ngựa”, Ngựa cũng rất có tình với chủ, vi bầy: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hoặc“ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”. Để phê phán những hiện tượng xấu, trong dân gian có các thành ngữ như “ngựa non háu đá”, “như ngựa bất kham”, “ngựa quen đường cũ”... chỉ sự ghen đua lố bịch thì có “ngựa lồng, tóc cũng lồng”,… ám chỉ kẻ xấu thì dùng “đầu trâu mặt ngựa”, chỉ sự may rủi (họa - phúc) có câu “ngựa Tái Ông” (Tái Ông thất mã), sự thẳng thắn thái quá được ví “thẳng như ruột ngựa”, sự tng tiến hay hạ bệ có câu “lên voi xuống ngựa”. Công việc chóng vánh, sớm hoàn thành thì có câu “nhanh như ngựa”. Phải bất đắc dĩ dùng một vật nào đấy không tương xứng với việc lớn thì có câu:“thiếu voi phải dùng ngựa”, chỉ sự thay đổi trắng đen của lòng người khó dò, ta thường nói “ngựa hươu thay đổi”. Nhà thơ Cao Bá Nhạ có câu:
Ngựa hươu thay đi như chơi
Giấu gươm đầu lưỡi, thọc dùi trong tay
Khi người ta khuyên nhau không nên vội vàng trong công việc, thì hãy nghĩ đến câu “ngựa le te cũng đến bến Giang/Voi đủng đỉnh cũng sang qua đò”. Và dù ngựa có bay đến đâu cũng không thể gác được hai yên. Câu tục ngữ “ngựa nào gác được hai yên” luôn nhắc nhở ta không nên ép người khác làm việc quá giới hạn.
Xuân đã gõ cửa mọi nhà, ta ôn lại một số câu ca dao, dân ca, tục ngữ nói về ngựa để cầu chúc cho đất nước và con người tiến nhanh, tiến mạnh trên cỗ xe “thiên lý mã”

Chúc mọi nhà MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG.



Thứ Hai, ngày 16 tháng 12 năm 2013