Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

BGD& ĐT LÊN TIẾNG VỀ ĐỀ "XUẤT TIẾNQ VIỆT"

Bộ Giáo dục lên tiếng việc “đề xuất Tiếq Việt“ gây sốc dư luận




Theo đại diện Bộ GD-ĐT, đơn vị này không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.






Tin từ báo Vietnamnet cho hay, đại diện Bộ GD-
ĐT đã lên tiếng về đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, "ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền về cải tiến chữ Quốc ngữ là đề xuất trong một hội thảo khoa học của ngành Ngôn ngữ học. Bộ GD-ĐT trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học".
"Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ.
Bộ GD-ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay", nguồn trên dẫn thông tin từ đại diện Bộ GD-ĐT.
Trước đó, PGS Bùi Hiền bày tỏ trên báo Báo, ông rất tiếc vì đề xuất cải tiến chữ viết đưa ra không đúng lúc, không đúng thời và không đúng cách nên gây một sự hiểu lầm trong xã hội.
Theo ông, ngôn ngữ bao gồm chữ viết và tiếng nói và ở đây ông chỉ nghiên cứu và đề xuất cải tiến chữ viết trên cơ sở những nghiên cứu bất hợp lý về hình thức thể hiện, chứ không phải nội dung ý nghĩa.
PGS Bùi Hiền chia sẻ, hiện ông mới chỉ nghiên cứu xong một nửa của công trình này. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng ông sẽ làm đến cùng.
"Đến tháng 3/2018, tôi sẽ báo cáo nốt phần sau để cho các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến và góp ý. Tôi sẽ mời báo chí đến dự, nếu các bạn nghe và thấy rằng đó là vấn đề khả thi có thể đưa ra trước công luận để lấy ý kiến", PGS.TS Bùi Hiền thông tin trên báo Báo.
đăng bởi: h.a.i.p.h.o.n.g...t.i.n.t.u.c...v.n.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1981754#ixzz4zvZT9NvQ
http://www.xaluan.com/raovat

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

AI LÀ "CHA ĐẺ" CỦA CHỮ QUỐC NGỮ ?

AI LÀ "CHA ĐẺ" CHỮ QUỐC NGỮ ?
Alexandre de Rhodes
Alexandre de Rhodes không phải là “cha đẻ” chữ quốc ngữ?
TTO - Tại hội thảo “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ” do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 24-8 ở huyện Điện Bàn, nhiều ý kiến cho rằng giáo sĩ Francisco de Pina là người đặt nền tảng cho việc ra đời của chữ quốc ngữ.
Ai có công đầu với chữ quốc ngữ?
Thuở ban đầu của chữ quốc ngữ
Bàn chuyện cải tiến, thống nhất chữ quốc ngữ
“Nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo không cho rằng giáo sĩ de Rhodes là “cha đẻ” của chữ quốc ngữ như quan điểm của nhiều học giả kỳ cựu trước đây
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn
Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học, sử học, chuyên gia trên khắp cả nước tham dự.
Tại hội thảo, ông Lê Văn Thanh - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết những nghiên cứu của các nhà khoa học suốt gần 15 năm qua đã đưa ra những kết luận khoa học có giá trị về vai trò, công lao của Francisco de Pina (người Bồ Đào Nha) và Alexandre de Rhodes (người Pháp) trong sáng tạo, hoàn thiện chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ 17.
Theo tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, hội thảo thu hút 69 tham luận là những nghiên cứu khoa học đầy tâm huyết, giàu sức thuyết phục.
Trong đó nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò tiên phong của giáo sĩ Francisco de Pina trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ và giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người có công hoàn thiện chữ quốc ngữ thông qua việc tu chỉnh, biên soạn và xuất bản hai cuốn sách quan trọng là Từ điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày vào năm 1651.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết có lẽ một thời gian rất dài chúng ta nhắc đến Alexandre de Rhodes có vai trò hết sức quan trọng trong sự đóng góp phát triển chữ quốc ngữ, và quan trọng là di cảo ông để lại.

Quả thật trong điều kiện tư liệu lúc đó, ông Rhodes là người đóng góp rất lớn. Nhưng sau này khi chúng ta có điều kiện nghiên cứu nhiều hơn, những công trình đã tiếp cận các nguồn tư liệu rất khó tiếp cận thì mới thấy được ông Francisco de Pina là người không những đi trước mà còn để lại nhiều dấu ấn, bằng chứng lịch sử để thấy ông là người sớm nhất, giỏi tiếng Việt nhất thời điểm ấy. Vì thế chúng ta tôn vinh một cách công bằng nhưng không phải vì thế mà hạ thấp người này, nâng cao người khác.
“Nhưng ngay chính trong sách ông Alexandre de Rhodes viết cũng nói rất rõ là viết từ điển dựa vào thành quả của những người đi trước. Điều đó cho thấy sự hình thành, phát triển chữ quốc ngữ có sự đóng góp của nhiều thế hệ, là cả một quá trình, từ chỗ ý tưởng đầu tiên đến thử nghiệm đầu tiên, rồi có cả một công trình đi vào đời sống” - ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Theo thông tin tại hội thảo, năm 1617 giáo sĩ Francisco de Pina được cử vào xứ Đàng Trong giúp đỡ Nhật kiều công giáo ở Hội An. Sau đó giáo sĩ chú tâm nghiên cứu, sáng tạo chữ quốc ngữ. Và tại Thanh Chiêm, nơi được Chúa Tiên Nguyễn Hoàng chọn làm dinh trấn của Quảng Nam, đã ra đời trường dạy quốc ngữ đầu tiên.
DIZIKIMI sưu tầm

NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ

NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ
LTS: Sau khi Báo NLĐ Chủ nhật ngày 7-1-2007 đăng bài “Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ” của GS-TS Phạm Văn Hường, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi rất khác nhau. Tòa soạn chân thành cảm ơn những ý kiến của các nhà nghiên cứu, bạn đọc khắp nơi gửi về. Nhận thấy đây là một đề tài nghiên cứu vẫn đang còn nhiều tranh luận, chưa thể có kết luận cuối cùng, chúng tôi chọn đăng hai bài viết của tác giả Phan Quang về đề tài này để bạn đọc tham khảo
Quá trình hình thành chữ quốc ngữ kéo dài hơn ba trăm năm, tính từ ngày những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên đất Việt tiếp xúc với người bản địa cho đến khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời với bộ chữ in có dấu thanh được thửa ở châu Âu riêng cho nó. Theo các nhà sử học (1), đội thương thuyền đầu tiên của Bồ Đào Nha cập vịnh Đà Nẵng năm 1516, chỉ năm năm sau khi họ đổ quân lên chiếm Malacca (eo biển Mã Lai). Còn ở Đàng Ngoài thì hình như muộn hơn nhiều, và đến từ Macau (Trung Quốc) mà trước đó họ cũng đã chiếm làm thuộc địa. Dĩ nhiên, như chúng ta biết, đến năm 1651 mới có Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh xuất bản tại Roma, song để có cuốn từ điển này (ai là tác giả đích thực vẫn còn là điểm tồn nghi), hẳn phải có nhiều giáo sĩ khi đặt chân lên đất Việt từng thử dùng mẫu tự Latinh để ghi cách phát âm mà học tiếng bản địa. Tuy vậy, ngay sau khi đã được định hình một cách tương đối có hệ thống, chữ quốc ngữ vẫn chỉ quanh quẩn trong phạm vi nhà thờ Thiên Chúa giáo. Phải đợi đến ngày Gia Định báo, tờ báo đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ ra mắt bạn đọc (năm 1865) thì nó mới đi vào công chúng tương đối rộng; và thời gian sau đó, các trường dạy chữ quốc ngữ lần lượt mở cửa, chữ quốc ngữ thật sự vào cuộc sống của xã hội Việt Nam.
Chữ Quốc ngữ: Công trình sáng tạo tập thể
Ai là những người đi tiên phong và có công đầu trong việc định hình chữ quốc ngữ? Vấn đề này đã tốn khá nhiều giấy mực. Có người cho rằng công lớn thuộc về hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha là Gaspar do Amiral và Antonio Barbosa. Lại có ý kiến cho rằng các tác giả đầu tiên là ba giáo sĩ người Ý Francesco Buzumi và hai đồng sự trẻ hơn của ông là Francesco de Pina và Cristoforo Borri (2). Giáo sĩ Francesco Buzumi cùng một giáo sĩ người Bồ tên là Diego Carvalho đến miền Nam nước Việt năm 1615. Thời gian này các nhà truyền giáo phương Tây bị các tướng quân (shogun) đang nắm chính quyền tại Nhật Bản xua đuổi nghiêm ngặt. Giáo đoàn dòng Tên Jesus (Jésuites) hướng về Đàng Trong của Việt Nam, nơi đây các thương nhân Nhật đã hình thành một cơ sở giao thương thịnh vượng ở Hội An. Chín năm sau, 1624, Alexandre de Rhodes mới được phái đến cùng năm giáo sĩ khác cập bến Hội An.
Tuyệt đại bộ phận các nhà nghiên cứu phương Tây cũng như Việt Nam từ trước tới nay không ai quy công đầu cho một tác giả đơn nhất mà đều khẳng định chữ quốc ngữ là sáng tạo tập thể, mỗi người góp phần một ít; những vị đi trước mở đường, những người kế tiếp hoàn thiện, nâng cao. Hình thành chữ quốc ngữ là một quá trình. Hoàn thiện nó cũng là một quá trình chỉ có thể tạm ngừng chứ không kết thúc, vì nó là một cơ thể sống đang phát triển. Công lao đặt nền móng chắc chắn thuộc về các giáo sĩ và tín đồ Thiên Chúa giáo người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha, người Ý, người Pháp, người Hà Lan... và có cả người Việt Nam - tại sao không? Bởi, theo thiển nghĩ của chúng tôi, người Việt chứ còn ai khác đã dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ nước ngoài, và một khi đã có một số tín đồ bản địa, cho dù hiếm hoi, tiếp cận tiếng La tinh, thì nhất định họ có góp phần vào việc ghi âm chữ quốc ngữ bằng thứ mẫu tự ấy. Người phương Tây ra nước ngoài, nhất là vào thời bành trướng của chủ nghĩa thực dân, ít người tránh được thiên hướng kỳ thị người bản địa. Nếu chúng ta tin lời của chính giáo sĩ Alexandre de Rhodes, thì các nhà truyền giáo người Bồ, người Ý, người Tây Ban Nha không muốn nâng một số giáo đồ Việt Nam lên hàng chức sắc. Có nhà sử học đã đặt vào miệng ông câu nói: “Người bản xứ có thể tử vì đạo, tại sao họ không thể làm giáo sĩ?”. Dù sao, tín đồ Việt Nam đầu tiên là Philippo Bỉnh mãi tới năm 1820 mới được tấn phong linh mục tại Lisbonne, thủ đô Bồ.
Sao chỉ là Alexandre de Rhodes?
Tại sao trong số tập thể tác giả kia, một tên tuổi được nhắc đến, được vinh danh nhiều nhất lại là giáo sĩ Alexandre de Rhodes, người Pháp? Theo các nhà nghiên cứu có uy tín như Léopold Cadière, Paul Mus hoặc muộn hơn, Jean Lacouture, trước hết không chỉ bởi ông có công cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh và viết cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên, mà chủ yếu vì “Alexandre de Rhodes nếu không phải là người sáng tạo thì là người đầu tiên sử dụng và quảng bá mạnh mẽ chữ quốc ngữ” (Jean Lacouture). Còn Paul Mus thì đánh giá Alexandre de Rhodes, vốn là người có tư chất nhà ngôn ngữ học thạo mười hai thứ tiếng, đã “tiếp cận chữ quốc ngữ trên bình diện khoa học. Ông đã có công hoàn chỉnh cách viết chữ quốc ngữ”(3). Ở đây có một điểm dù sao cũng đòi hỏi chúng ta phải ít nhiều thận trọng. Ba vị nói trên, những nhà nghiên cứu uyên thâm, đều là người Pháp. Mà, nói mạn phép, người Pháp cho dù làm khoa học, dường như vẫn mang “máu đại Pháp” trong người, bao giờ cũng tìm cách tôn vinh đồng bào của mình trước hết; đặc biệt từ thế kỷ gọi là “ánh sáng”, thế kỷ của các nhà tư tưởng, văn hóa, khoa học lỗi lạc, thế kỷ mà ánh sáng của Cách mạng Pháp 1789 thật sự tỏa sáng địa cầu, trở về sau. Đấy là chưa nói những trường hợp mang ý nghĩa chính trị rõ rệt. Vào những năm 40 thế kỷ 20, khi chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam thật sự lung lay trước phong trào cách mạng đang lên và sự bành trướng của Nhật Bản giương cao ngọn cờ Đại Đông Á đầy tính mị dân của họ, nhiều vị cao niên thuộc thế hệ nay gọi là 2X, 3X ít nhiều đều có đọc các tác phẩm được xuất bản với ngân sách hào phóng do nhà cầm quyền thực dân bỏ ra để xây dựng “Tủ sách Alexandre de Rhodes”. Trong bối cảnh ấy, rất dễ hiểu tại sao hai giáo sĩ được tôn vinh nhất ở Đông Dương là Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ) và giám mục D’Adran, tên thật là Pigneau de Béhaine (Bỉ Như Bá Đa Lộc), người có công phò tá Hoàng tử Cảnh sang Paris cầu viện, giúp Nguyễn Ánh đánh nhà Nguyễn Tây Sơn, “nhất thống sơn hà” để hơn một trăm năm mươi năm sau toàn bộ sơn hà sẽ chịu sự đô hộ của người Pháp.
Alexandre de Rhodes thực chất là người như thế nào?
Vấn đề này cũng đã tốn khá nhiều giấy mực. Có người bảo người Việt Nam nên dựng tượng đồng bia đá cho ông. Có người quy kết - phần nào chắc chẳng oan - Alexandre de Rhodes là kẻ có tội với dân tộc Việt Nam, vì giáo sĩ này là người đầu tiên vận động quyết liệt với triều đình vua Louis 14 để dọn đường cho thực dân Pháp sang xâm chiếm Đông Dương xa xôi. Hơn thế, về tư cách, Alexandre de Rhodes là kẻ “đạo văn”, bởi đã mang bản thảo cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh do hai nhà truyền giáo Bồ khi rời Macau để lại nhà thờ San Pauli về Vatican cho xuất bản và đứng tên mình. Đã thế, ông còn ngang nhiên đứng tên tác giả một cuốn hồi ký của người khác, v.v... Do tư cách không đàng hoàng, khi các giáo sĩ Pháp được nhà vua với sự chấp thuận của Giáo hội La Mã phái sang Viễn Đông, không có tên Alexandre de Rhodes trong đoàn ấy. Ngược lại, ông gần như bị lưu đày sang Ba Tư để rồi qua đời tại đó.
Những sự đánh giá ấy chắc hẳn ít nhiều có căn cứ lịch sử. Coi các bản Trần thuật của Alexandre de Rhodes về những chuyến đi Viễn Đông của ông, người đọc ngày nay ai cũng nhận thấy tác giả khoa trương thái quá về công đức của mình, đến nỗi chính các nhà sử học đồng bào của ông cũng khó nén được nụ cười nửa miệng.
Alexandre de Rhodes sinh năm 1591 ở thành phố Avignon, miền Nam nước Pháp, từ một gia đình gốc Do Thái chuyên buôn tơ lụa sang Viễn Đông. Mẹ người lai Ý. Từ nhỏ ông đã mơ đến miền đất hứa phương Đông giàu tài nguyên quý hiếm như Ấn Độ, Trung Hoa... Trở thành giáo sĩ, ông đến Macau trên một chiếc tàu buôn Bồ Đào Nha. Thời ấy, đội thương thuyền của Bồ mạnh nhất thế giới. Người Bồ vẫn huênh hoang: “Không có tàu buôn Bồ, không có hàng tạp hóa Bồ, làm gì có các giáo sĩ dòng Tên!”(4). Ông đến Đàng Trong lần đầu năm 33 tuổi và sống tại đây trước sau bảy năm, trước khi vĩnh viễn rời Viễn Đông. Ông có tư chất và kiến thức một nhà ngôn ngữ học. Khi đã là một giáo sĩ, ngoài tiếng Ý họ ngoại, trước lúc lên tàu sang Viễn Đông, ông còn dành thời gian học tiếng Bồ. Cuối đời, bị “nửa lưu đày” sang Ba Tư, ông còn học để sử dụng thành thục ngôn ngữ thứ 13 là tiếng Ba Tư. Điều đó cho phép chúng ta lý giải một phần tại sao Alexandre de Rhodes thường hay được viện dẫn - ngoài những nguyên nhân vừa nói ở trên - khi các học giả bàn về ai là những người sáng tạo chữ quốc ngữ.
Sự cạnh tranh của chủ nghĩa thực dân Bồ - Pháp
Về nguyên nhân tại sao Alexandre de Rhodes không được trở lại Viễn Đông cùng với đoàn giáo sĩ Pháp mà ông có công vận động thành lập, một số nhà sử học giải thích tại sự cạnh tranh giữa chủ nghĩa thực dân Bồ và chủ nghĩa thực dân Pháp.
Thời kỳ đầu, với việc nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Magellan phát hiện quần đảo Philippines ở Viễn Đông (1521), nhà hàng hải người Bồ Christophe Colomb (Colombus) phát hiện châu Mỹ (1492), có thể coi như người Bồ Đào Nha tạm làm bá chủ các đại dương. Tuy nhiên, thời gian này không kéo dài. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia châu Âu ngày càng quyết liệt. Quần đảo Indonesia thoạt tiên do người Bồ khám phá, rơi vào tay người Hà Lan. Chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Pháp cũng trỗi dậy, cùng ganh đua với nhau và giành giật với Bồ, hạ uy thế của Bồ. Trong bối cảnh ấy, “Alexandre de Rhodes không quên mình là người Pháp” (lời nhà sử học Jean Lacouture). Ông vận động ráo riết để người Pháp có mặt sớm ở Viễn Đông. Dù chịu ơn người Bồ, ông dám vượt mặt các bậc bề trên trong giáo đoàn và tìm cách liên hệ trực tiếp với Tòa thánh Vatican, v.v... Vì những lý do đó, “ông bị triều đình Bồ Đào Nha coi như một kẻ thù của nước này” (Jean Lacouture).
Thôi thì hãy để các nhà sử học, nhà ngôn ngữ học... tiếp tục tranh luận và lý giải. Đối với người Việt Nam chúng ta, bất kỳ ai có đóng góp cho sự phát triển của dân tộc Việt, chúng ta đều hàm ơn và hậu thế tôn vinh những người nước ngoài có cống hiến trên mặt ấy tùy công lao đóng góp của họ, cho dù họ là người thế nào. Việc một số nơi ở Bắc Bộ có đền thờ thái thú Sĩ Nhiếp (thế kỷ 2 trước Công nguyên), người truyền bá Nho giáo vào đất Giao Châu (5), là thí dụ sớm nhất. Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà thành phố mang tên Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn nguyên hai con đường song song, một mang tên nhà nho Hàn Thuyên và một mang tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Cũng không phải không hàm chứa ý nghĩa cao cả mang tính tượng trưng, khi chính giữa hai con đường song hành ấy có đại lộ mang tên Lê Duẩn dài hơn, rộng hơn; ba con đường song hành vượt qua đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa để đàng hoàng đi vào cổng chính hoành tráng của Hội trường Thống Nhất - Dinh Độc lập trước năm 1975.
Léopold Cadière
Giáo sĩ người Pháp, từng sống ở Việt Nam 63 năm, một trong những nhà Việt Nam học tên tuổi đầu tiên của thế giới. Chủ trương tờ tập san ra hằng tháng có tên Kỷ yếu những người bạn của cố đô Huế (BAVH - trước đây quen gọi là Đô thành hiếu cổ) xuất bản từ năm 1914 đến 1944, gồm 121 tập khổ lớn. Léopold Cadière đã công bố khoảng 250 công trình biên khảo về lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam. Những công trình của ông về chữ quốc ngữ rất công phu. Riêng một việc tìm hiểu đâu là bức chân dung đích thực của Alexandre de Rhodes, ông đã trở về du khảo tại Pháp và Bỉ trong hơn một năm (1928-1929) và tìm ra 9 bức chân dung khác nhau để so sánh.
Paul Mus
Nhà Á châu học rất nổi tiếng, thành viên Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp từ 1927 đến 1944. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giảng dạy tại Đại học Collège de France, Paris và Đại học Yale, Hoa Kỳ. Các công trình của ông thường được các nhà Việt Nam học nước ngoài viện dẫn, trong đó có các cuốn Việt Nam, nghiên cứu xã hội học về một cuộc chiến tranh, 1952; Số phận của Liên hiệp Pháp, 1954; Chiến tranh không có gương mặt, 1961; Hồ Chí Minh, Việt Nam, châu Á, 1972... Sau khi ông qua đời, các bài giảng của ông tại Đại học Yale được một môn đệ, tiến sĩ John McAlister, tập hợp và xuất bản: Người Việt Nam và cuộc cách mạng của họ, 1972.
Jean Lacouture
Nhà báo, nhà văn, nhà sử học Pháp, tác giả nước ngoài đầu tiên viết tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1967, tái bản 1976. Ông được coi như nhà viết tiểu sử danh nhân lớn nhất của Pháp ngày nay. Tác giả nhiều bộ tiểu sử về Léon Blum, De Gaulle, Pierre Mendès France, Francois Mitterrand, Francois Mauriac, Nasser... Bộ sách Những giáo sĩ Dòng Tên, mà ông gọi là “cuốn tiểu sử về nhiều người”, 1991-1992, hai tập, dày tổng cộng 1.100 trang khổ lớn. Năm 1946, từng làm tùy viên báo chí của tướng Leclerc ở Đông Dương, được nhiều lần gặp và phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp..., Jean Lacouture được coi là một trong những người thành thạo nhất của Pháp về thời cuộc Việt Nam
DIZIKIMI sưu tầm

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

BÀI THƠ HOA SEN CỦA PHÙNG QUÁN

Bài thơ Hoa Sen của Phùng Quán/ Theo Ngô Minh


TRONG BÀI THƠ HOA SEN,
PHÙNG QUÁN KHÔNG HỀ NHÂM LẪN !
Ngô Minh

Bài thơ Hoa sen của nhà thơ Phùng Quán (Thơ Phùng Quán, NXB Văn học, 2003) mấy năm nay gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt. Năm 2008, nhà văn Hoàng Thái Sơn ở Quảng Bình cũng đã có bài viết "Về một bài thơ của Phùng Quán" đăng ở Tạp chí Thơ số 3 ( 2008) và đăng lại trong Tạp chí Nhật Lệ số 160 ( tháng 7 - 2008) . Nhà văn Hoàng Thái Sơn cho rằng khi sáng tác bài thơ Hoa sen, Phùng Quán đã có "sự nhầm lẫn rất hồn nhiên" ,"một mình một ngựa quay lưng, ngược đường với triệu triệu đồng bào" yêu quý bài ca dao.

Sau đó nhà thơ Mai Văn Hoan. Thạc sĩ văn chương, giáo viên dạy chuyên văn Trường Quốc Học-Huế, đã có  bài viết trao đổi lại rất chí tình. Cuộc bàn luận về bài thơ Hoa Sen của Phùng Quán của hai nhà văn Việt Nam diễn ra trong nhiều số tạp chí THƠ sau đó. Nhà thơ Mai Văn Hoan thì cho rằng :” Phùng Quán chỉ mượn bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" để viết nên một bài thơ theo cảm xúc chủ quan của mình. Phải nói là anh đã tìm được một tứ thơ mạnh, gây ấn tượng, rất phù hợp với phong cách "thơ quãng trường" của anh. Phát hiện của anh về bài ca dao trên cũng khá bất ngờ và độc đáo. Từ trước đến nay, duy nhất chỉ có Phùng Quán, bằng ngôn ngữ thi ca, đã mạnh dạn đặt lại vấn đề gốc gác bài ca dao một cách  thuyết phục và truyền cảm. Phát hiện của nhà thơ đã làm không ít người phải giật mình... Cái chủ yếu là nhà thơ của chúng ta mượn bùn để nói đến Nhân dân! 

...” Đọc bài thơ  Hoa sen của Phùng Quán ai cũng biết tác giả nhằm vào "phường bội nghĩa vong ân". Bọn chúng, theo nhà thơ:"vốn con cái của giai cấp cùng khổ / Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son / Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ / Chúng mưu toan giấu che từ bỏ / Nói gần xa chúng mượn chuyện sen". Phùng Quán căm ghét là căm ghét cái bọn phản trắc đó. Phùng Quán vạch mặt chỉ tên là vạch mặt chỉ tên lũ vong ân bội nghĩa đó, chứ đâu phải là hoa sen. Phùng Quán đâu có nhầm lẫn. Tuy diễn tả bằng thơ nhưng lập luận của anh khá chặt chẽ, khá lôgích và rất thuyết phục. Tuy diễn tả bằng thơ nhưng lập luận của anh khá chặt chẽ, khá lôgích và rất thuyết phục. Phùng Quán đứng về phía nhân dân để vạch trần bản chất phản trắc của bọn người vong ân bội nghĩa chứ đâu có quay lưng lại với triệu triệu đồng bào ! “

Mới đây, trên trannhuong.com có bài bình bài thơ Hoa sen của Phùng Quán của tác giả Đường Văn. Tác giả Đường Văn cho rằng: “Đọc kỹ, tôi cho rằng, ở đây, Phùng Quán đã hiểu không đúng bản chất tư tưởng bài ca dao cũng như tư tưởng và tính cách của tác giả của nó. Xuất phát từ quan niệm giai cấp xã hội rất cực đoan và có phần bảo thủ, dung tục để phân tích tác phẩm, đánh giá thiên lệch tác giả và kết án ông ta (giả định) là kẻ vong ân bội nghĩa, phản trắc, xảo quyệt, tráo trở, tinh vi mượn sen nói chuyện người... thật xấu xa, đáng căm ghét, ghê tởm, không hiểu vì sao Phùng Quán đã suy diễn, khái quát, áp đặt và kết án bài thơ – ca dao cùng tác giả của nó một cách cực đoan, chủ quan, thiên lệch và sai lầm? ( NM tô đậm ). Sau khi bài viết của Đường Văn  được đăng tài, một số bạn đọc đã comments với lời lẽ chì chiết hơn về những ý thơ  của Phùng Quán trong bài thơ Hoa Sen. Bạn đọc Nguyễn Hiếu viết :” Bài bình thơ Phùng Quán hay, có phát hiện, bằng giọng văn kiên quyết, phẫn nộ được giấu khá kĩ dưới sự bình tĩnh của chuyên môn. Hay nhất là vạch ra được sự cố chấp và có vẻ hơi tiểu nhân của Phùng quán khi nói về một câu ca dao dân gian toàn bích. Tôi cũng hơi lạ sao PQ lại có lúc lẩm cẩm như thế? Cám ơn ĐV vì tôi chưa đọc bài thơ này. Nhờ bạn mà biết thôi! Hay PQ dốt, hay PQ cố chấp… để rồi chửi mèo quèo chó? Tôi không hiểu!?. Còn bạn đọc xưng là Thạch Bàn, Long Biên thì  viết :” Phùng Quán lừng danh với “Vượt Côn Đảo”, “Lời mẹ dặn” khi còn rất trẻ, nhưng lại “chết thảm” với “Hoa sen” khi đã về già. Đôi khi lần mần đọc một số tác phẩm kiểu “xác chết vĩ nhân” như “Hoa sen” của Phùng Quán, tôi trộm nghĩ một cách xúc phạm rằng: “Giá như, vâng, giá như sau tác phẩm ấy, vì một lí do nào đó mà họ đột tử thì họ sẽ là vĩ nhân thật trọn vẹn!”. Tiếc thay, họ lại không có cái may mắn được “chết đúng lúc”!.
Đọc những lời phán quyết thẩm định thơ trên, tôi thấy rợn người. Tôi là người làm thơ đàn em, rất yêu thơ và nhân cách nhà thơ Phùng Quán. Tôi đã làm rất nhiều việc để góp phần làm cho mọi người hiểu đúng nhân cách và tài năng Phùng Quán hơn, giải tỏa một phần những định kiến của chế độ đối với anh, người đã:  “Ba mươi năm tôi bị dìm trong bùn-nhơ-lăng - nhục / Nhưng cuối cùng/ Quê hương đã nhận ra/ Trái – tim – thơ – trong sạch / Và gương - mặt -Thơ - bi thiết - của tôi….( Thơ Phùng Quán, NXB Văn học, 2003, tr. 211) . Đối với tôi, công bằng mà phán, thơ Phùng Quán không phải tất cả các bài đều hay, cũng có bài “thường thường bậc trung”, có bài dở, lên gân, hô khẩu hiệu.... Những bài hay nhất của Phùng Quán phải kể đến là Lời mẹ dặn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe, Say, Trăng Hoàng Cung.v.v..Còn bài thơ Hoa sen là bài thơ tuy chưa toàn bích, nhưng khẩu khí, phát hiện tứ rất giỏi và có sức thuyết phục cao, hoàn toàn “đứng về phe nước mắt”(chữ của Dương Tường). Tôi đã nhiều lần nghe nhà thơ Phùng Quán đọc bài thơ này trước đông người, ai cũng xuýt xoa tán thưởng.
Tôi nghĩ đọc thơ rồi khen, chê là quyền của mỗi người, theo cái “gu” và sức cảm nhận, không  ai có quyền phản đối điều đó. Anh Phùng Quán mà còn sống , chắc anh cũng vuốt râu cười tủm tỉm , nâng cốc với những người “ phê phán” mình,  khi đọc những bài viết , những ý kiến phê bình  chê bai đó, rồi khà khà :” Miềng là rứa mà. Miềng là rứa mà...” . Làm một bài thơ để mọi người bàn luận năm này qua năm khác, cũng là một niềm vui của nhà thơ. Mới đọc qua thì chột dạ, nghĩ ông này “điên”, nhưng đọc lại nhiều lần thì thấy  thán phục :” Ông này giỏi thiệt !”. Riêng tôi, tôi có vài ý nghĩ về bài thơ Hoa Sen của Phùng Quán, không phải để tranh luận với các ý kiến của tác giả nói trên, mà để chia sẻ với  độc giả  thơ Phùng Quán.
Trước hết thơ là cảm xúc của người làm thơ trước thực tại cuộc sống. Nghĩa là tâm hồn nhà thơ rung động trước những hình ảnh sinh động của cuộc sống, mới có thơ. Từ một hình ảnh nào đó, với cảm xúc và tri giác của mình, nhà thơ phát hiện ra một tứ thơ, để nói lên tấm lòng và cái chí của mình. Như vậy, trước một  hiện thực, mỗi nhà thơ có cái cảm khác nhau, tùy theo “chỗ đứng” của mình. Ví dụ , cũng hiện thực miền Bắc những năm trước 1975, rất nghèo khổ, vì tất cả cho tuyến tuyến . Trăm thứ đều cung cấp qua tem phiếu. Người dân kêu :” Phân thì như cứt, cứt gì cũng phân”. Nhưng có nhà thơ lại viết :” Miền Bắc thiên đường của các con tôi”. Hay cũng là hiện thực chiến tranh ở nước ta  trước năm 1975, sau chiến thắng, nhiều nhà thơ ca ngợi chiến công, nhà thơ Phạm Tiến Duật lại nghĩ đến cái Vòng trắng tròn như số 0 ở trên đầu con trẻ, đó là nỗi đau chiến tranh. Nghĩa là “chỗ xuất phát tình cảm” khác nhau sẽ có cảm xúc khác nhau dẫn đến những tứ thơ khác nhau, có khi trái ngược nhau. Có lẽ cái Vòng trắng của Phạm Tiến Duật có tầm cao hơn, nhân loại hơn các bài thơ ca ngợi chiến công một chiều.Hoa sen là loài hoa đẹp. Vừa qua chúng ta đã bầu làm quốc hoa. Bài ca dao về hoa sen ca ngợi vẻ đẹp của hoa với hình tượng ám ảnh :” Nhị vàng bông trắng lá xanh”.  Nhưng Phùng Quán đọc bài ca dao lại phát hiện ra một cái tứ thơ rất lạ: “Nhưng tôi không thể nào tin được / Câu ca này gốc gác tự nhân dân / Bởi câu ca sặc mùi phản trắc / Của những phường bội nghĩa vong ân ! / Vốn con cái của giai cấp cùng khổ / Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son / Nghĩ đến mẹ cha chúng xâu hổ / Chúng mưu toan giấu che từ bỏ / Nói xa gần chúng mượn chuyện sen...”. Phùng Quán không nhầm lẫn. Phùng Quán không cực đoan, không dốt, không suy diễn cố chấp. Phùng Quán nghĩ rất đúng, rất khoa học. Đúng một cách chí lý, chí tình. Tại sao vậy ?
Ta hãy xuất phát từ thực tế cụ thể để có thi ảnh. Bùn thì tanh. Tanh là bản chất của bùn. Nhưng bùn đẻ ra lúa, đẻ ra sen. Hay nói cách khác sen là tình chất của bùn. Nông dân suốt đời “chân lấm tay bùn”, quần áo đơn sơ mảnh lành mảnh vá, người bao giờ cũng  mồ hôi mồ kê. Đi bên nông dân nghe sực mùi bùn. Nhưng nông dân trồng ra lúa, ra sen, nuôi sống và làm đẹp cho người đời. Nông dân đẻ ra con cái, có người được mẹ cha nuôi học hành, ra thành phố làm  chức này chức khác. Có không ít người, khi  chòi lên cuộc đời quyền lực là vơ vét, tham nhũng, làm giàu bằng nhiều thủ đoạn, sống phè phỡn trên mồ hôi xương máu của nhân dân. Có người con nông dân chính gốc, nhưng khi lên làm quan, vì ham giàu mà quay lại, hùa với bọn đại gia để cướp đất nông dân. Chúng đông nhúc nhúc như dòi bọ. Mỗi lần mở báo ra, đọc những tin bài về tham những, cướp đất của dân, tôi lại nhớ  hai câu thơ Tố Hữu “ Mỗi lần mở báo ra / Căm thù lên tận cổ”. Những người đó hẳn chúng không còn nghĩ mình là nông dân, mà chỉ mình “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Phùng Quán đọc bài ca dao, không hề chê hoa sen xấu,  không hề chê bài ca dao, mà chỉ phát hiện ra chữ “gần”, để từ đó vạch trần chân tướng của bọn phản trắc. Sen là con của bùn đẻ ra, nên phải nói là “từ bùn”, hay “là bùn”, sao lại nói  “gần bùn”?? 
Phùng Quán phát hiện ra tứ thơ tuyệt vời đó, ngoài ý kiến phân tích của nhà thơ Mai Văn Hoan, tôi  nghĩ, còn nhờ “chỗ đứng” hay “vị trí” cảm xúc của anh. Ba mười năm “cá trộm- văn chui”- rượu chịu”,  Phùng Quán là người dưới đáy xã hội, tức Phùng Quán là bùn:“Ba mươi năm tôi bị dìm trong bùn-nhơ-lăng - nhục / Nhưng cuối cùng/ Quê hương đã nhận ra/ Trái –tim – thơ – trong sạch / Và gương - mặt -Thơ - bi thiết - của tôi...( Thơ Phùng Quán, NXB Văn học, 2003, tr. 211) . Vì là bùn lên Phùng Quán dễ dàng phát hiện ra những bọn từ bùn sinh ra mà không dám gọi mình là bùn. 
Trong một bức thư viết cho một người bạn trong những ngày cuối đời, Phùng Quán  viết : “Thượng đế nghiêm khắc nói với anh: ‘’ Ngươi phải úp mặt xuống cống rãnh cuộc đời, trên các ao máu chiến trận không bao giờ khô cạn, trong khói đắng nghẹt của thuốc nổ .. .mà tìm lấy thơ ‘’. Và anh đã phải thực hiện lời nguyền của Thượng Đế, từ lúc tuổi thơ cho đến nay, chương cuối cùng của cuộc đời anh...” . Cái trực cảm của người lính Vệ Quốc Đoàn đã giúp Phùng Quán viết bài thơ Chống tham ô lãng phí năm 1956, năm thứ hai miền Bắc giải được giải phóng. Nhà thơ kêu lên trước nạn tham nhũng, lãng phí :Trung ương Đảng ơi! / Lũ chuột mặt người chưa hết  / Đảng cần lập những đội quân trừ diệt / Có tôi / Đi trong hàng ngũ tiên phong. Đây là bài thơ chống tham ô lãng phí đầu tiên trong văn học cách mạng Việt Nam. Phùng Quán luôn tự vấn:  Tôi có quyền gì được no hơn nhân dân tôi một miếng ăn ? / Tôi có quyền gì được lành hơn nhân dân tôi một manh áo ?/ Tôi có quyền gì được rộng hơn nhân dân tôi một mét vuông nhà ở ? / Tôi có quyền gì được lên xe xuống ngựa / Khi gót chân nhân dân tôi nứt nẻ bụi đường ?!... 
Chính cái trực cám mạnh mẽ đó đã sinh ra bài thơ Hoa sen. Bài thơ là tuyên ngôn sống, là máu thịt Phùng Quán, chứ không  bao giờ có sự nhầm lẫn hay bảo thủ, dung tục gì ở đây cả. Không hiểu cuộc đời  bùn đen của Phùng Quán sẽ không bao giờ hiểu được bài thơ Hoa Sen .  
Cuối cùng tôi xin nói đôi lời về bài ca dao. Ca dao là loại sáng tác tập thể của dân gian qua hàng ngàn năm. Người đầu tiên nghĩ ra, người thứ hai, thứ ba, thứ  n... phát hiện ra những chữ, nhưng câu chưa hoàn chỉnh, sửa lại. Cứ thế, cứ thế...Bài ca dao «Trong đầm gì đẹp bằng sen... », nhiều người cho là hay là toàn bích. Nhưng nhà thơ Phùng Quán lại nghĩ khác về chữ gần. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Như thế theo tôi là bài ca dao chưa toàn bích. Vẫn có chỗ để người đọc, người nghe nghĩ khác hẳn với chủ đề mà người sáng tác dân gian muốn. Nhất định rồi có người sẽ chỉnh sữa câu cuối cũng đó để bài ca dao thực sự toàn bích. Gần hay là Từ hay là. Là ? Ngay cả chữ hôi cũng cần nghĩ thêm. Mùi bùn là mùi bùn. Không thể gọi là hôi ( thối) được. Gần, hôi là chữ của người đứng trên cao nói về bùn, chứ người trong bùn (như nông dân) nói về mình, họ không bao giờ gọi bùn là hôi . Vậy phải sửa lại câu thơ làm sao vừa nói được vẻ đẹp của sen vùa khoe được niềm tự hào của bùn đã sinh ra nó. Nhưng sửa được câu cuối bài ca dao đó đòi hỏi phải là những thi sĩ thông tuệ của dân gian, Ngô Minh này không dám !

Huế, 27-5-2012

HOA SEN
PHÙNG QUÁN
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền
Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen.
Nhưng tôi không thể nào tin được
Câu ca này gốc gác tự nhân dân
Bởi câu ca sặc mùi phản trắc
Của những phường bội nghĩa vong ân!
Vốn con cái của giai cấp cùng khổ
Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son
Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ
Chúng mưu toan giấu che từ bỏ
Nói xa gần chúng mượn chuyện sen
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Tất cả là trong cái chữ gần
Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột
Những manh tâm bội nghĩa vong ân.
Bùn với sen đâu phải chuyện gần?
Chính là sen mọc lên từ trong đó
Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen
Nhị vàng , bông trắng, lá xanh…
Tất cả, tất cả, tất cả…!
Là do bùn nuôi dưỡng
Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
Cũng là xương thịt của bùn tanh!
Như nhân dân: Gian truân, thầm lặng, vô danh
Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sỹ…
Nhân danh bùn! Nhân danh sen!
Tôi đề nghị: Đuổi câu phản trắc này khỏi kho báu dân gian!

Thơ Phùng Quán/ Bài bình Ngô Minh
Tác giả gửi bài

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

LÁ DIÊU BÔNG

LÁ DIÊU BÔNG Chiêu độc của HOÀNG CẦM Nguyễn Khôi LỜI DẪN Theo nhà thơ Hoàng Hưng ( VN Lagi & Talawas ngày 19-09-2010) thì: Nhà thơ Hoàng Cầm viết tập thơ "Về Kinh Bắc" từ 1959 -8 / 1982, chủ yếu lưu truyền bằng chép tay ( ngoài luồng)- đây là một sự kiện " hậu Nhân văn-Giai Phẩm", trong đó bộ 3 "cây-lá-quả"( cây tam cúc-lá Diêu bông- quả vườn ổi) là nổi bật nhất " vì chúng được ( giới Văn nghệ) xì xầm diễn giải như một lời oán trách của " Em" (văn nghệ sĩ) với " chị" ( Đảng) .. đại khái là " Em" yêu "chị" , nhưng "chị" đã lừa "Em" , cho "Em'' ăn toàn "quả rụng", rồi bỏ mặc "Em" bơ vơ để đi lấy chồng Theo Hoàng Cầm kể, thì 1974 Công An Hà Nội có kêu tác giả lên răn đe về việc lưu truyền những bài thơ "có nội dung xấu ấy" ... Hoàng Cầm phải ngưng... hậu quả vụ án "về Kinh Bắc" là : - Hoàng Cầm bị đi tù 16 tháng - Hoàng Hưng vì xin được , có trong tay mấy bài thơ trên nên bị đi tù 39 tháng - Nam Dao ( Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng) - Việt kiều yêu nước Canada bị "cấm cửa" không được về Việt Nam trong 20 năm. Sau" Đổi mới" ( 1986) mãi tới 1994 "Về Kinh Bắc" mới được NXB VH in bằng loại giấy xấu. BÌNH LÁ DIÊU BÔNG Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thơ thẩn đi tìm Đồng chiều cuống rạ Chị bảo Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng Hai ngày Em tìm thấy lá Chị chau mày đâu phải Lá Diêu Bông Mùa đông sau Em tìm thấy lá Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông Ngày cưới Chị Em tim thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy lá Xòe tay phủ mặt Chi không nhìn Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu Bông hời... ... Ới Diêu Bông... ! BÌNH : Bài này có 2 cách hiểu: 1) Theo kiểu ngây thơ, coi đây là một bài thơ tình thứ thiệt, là một khúc hồi tưởng ( viết trong một cơn mơ " vô thức" mà "Thần Linh đọc Diêu Bông, tôi chép Diêu Bông, thế thôi.) Đó là mối tình đơn phương của cậu bé 12 tuổi (HC) với Chị Vinh ( 20 tuổi) ở ga Việt Yên, Bắc Giang thời trước 1945 ... một thứ tinh yêu đơn phương của một chú bé ngây thơ huyễn tưởng với một bà Chị sành sỏi " tung ra cái Lá Diêu Bông ( ảo huyền) "dứ " trêu chú bé ngây ngốc? Bài thơ mở đầu bằng " Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng" là Thi Sỹ đã lấy cái địa danh( quê Vua Lý ) với cái Váy lưới Chai của gái Đình Bảng nổi tiếng thời bấy giờ để tạo sức hút ( gây ấn tượng)... tiếp theo là Tác giả tung ra cái Lá Diêu Bông ( lá Trời , huyền ảo, sắc sắc không không như một phép thần thông của" Chị" bủa vây giăng lưới "bẫy" Chú "Em" ngây thơ chạy theo mối tình hư ảo vô vọng... Thủ pháp "Váy Đình Bảng/ Lá Diêu Bông" quả thực là LINH NGHIỆM đã mê hoặc bao lớp độc giả say thơ Hoàng Cầm... Để rồi có Nhạc sỹ phổ thơ Lá Diêu Bông, Cô Nàng Sài Gòn mở " Quán Diêu Bông" như một tình thơ đẹp thu hút rung động bao con tim, trí tưởng tượng của một thời "gió quê vi vút gọi ..." 2) Hiểu theo cách : Thơ "ẩn dụ" , cái thâm nho của Thi sỹ (con nhà chữ nghĩa người làng Hồ- xứ Kinh Bắc) mượn truyện tình (bịa) để nói truyên Đời của một thời sau vụ NV-GP... Để ai đó tự suy diễn mà chia sẻ nỗi đau với tác giả. VỀ NGHỆ THUẬT bài thơ : Đây là nghệ thuật bậc thầy Thi Sỹ Hoàng Cầm tạo ra hình tượng thơ "Lá Diêu Bông" huyền ảo gây mê hoặc lòng người:- yêu(tình) thì rất tình mà đau ( hờn đời) thì thấm tới cõi Thần Linh ma quái... Phải có một hồn thơ siêu viêt, một bút pháp kỳ tài (như viết trong mơ, nỗi đau tình, đau đời,ẩn hiện trong nhau, chữ ít ý nhiều - kể cả đầy ẩn ý ... Về ngôn từ: Thi Sỹ dùng cách nói của người Kinh Bắc rất Quan họ như: Trông nắng vãn bên sông ( lưu ý từ VÃN) , xe chỉ ấm trôn kim, xòe tay phủ mặt... rất dân gian mà cũng rất Hàn lâm ; Tất cả ý tứ chữ nghĩa quyện vào nhau để Lá Diêu Bông còn mãi với Đời . Tóm lại : Bài thơ Lá Diêu Bông nằm trong tập thơ liên hoàn "Về Kinh Bắc" là một lâu đài tráng lệ với không gian văn hóa cổ kính hòa trộn với tâm linh hiện đạị , những ẩn ức về thân phận con người cùng khát vọng sống của nó - qua phía âm bản của thơ ta thấy được tiếng kêu bi thương thầm thĩ của người nghệ sỹ tài hoa đầy tính nhân văn, sự ám ảnh về thân phận con người nghệ sỹ trí thức, nỗi thất vọng to lớn giữa lý tưởng và hiện thực cuộc sống của một thế hệ văn nghệ sỹ .Theo thiển ý của NK thì có lẽ sau Tây Tiến ( Quang Dũng) thì Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm là một trong những đỉnh cao trên thi đàn Việt Nam hiện đại. Sáng tác Lá Diêu Bông là Hoàng Cầm muốn gửi một thông điệp đến bạn đọc để giãi bày cái đau tình, đau đời mà Thi Sỹ ẩn nhẫn câm nín bao ngày không nói ra được. "Lá Diêu Bông" là một bài thơ "thần khẩu hại xác phàm" thời nay, nó rất định mệnh - rất ĐỘC- ai nặng tình vướng phải nó ( ở một thời chưa Đổi mới mở cửa) thì đều chuốc lấy TAI HỌA ! Này đã qua 50 năm , mấy nhân vật chính đã đi vào thiên cổ...thế mà nghe chuyện cũ (đọc) lại vẫn thấy sởn tóc gáy : Diêu Bông hời ... Ới Diêu Bông ... Góc Thành Nam Hà Nội 20-09-2010 Nguyễn khôi - cẩn bút ..

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

SEX

Bí quyết của Pier Woodman: dương vật cứng như đá và quan hệ tình dục trong 3 giờ liên tục! Không cần uống thuốc!

Đăng ngày 13-07-2016, 19:51 | Tác giả: Hà Thanh Nhàn

Xin chào mọi người! Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ khoảng nửa năm trước tôi đã từng than thở về 1 vấn đề khó nói! Chẳng là dạo đấy (3-4 năm trở lại đây) tôi bắt đầu gặp vài trở ngại trong chuyện chăn gối. Nếu gặp phải bạn tình quyến rũ — thì tôi xuất tinh chỉ ngay 3 phút sau, còn nếu đối tác nhìn không đã mắt (rồi tôi còn uống nữa) — thì dương vật không được cương cho lắm. Phương pháp trị liệu nào tôi cũng đã thử qua, nào là thuốc (chỉ cho kết quả tạm thời), nào là vitamin(bao nhiêu tiền đổ xuống sông xuống biển), rồi thì các bài tập đủ kiểu – tất cả đều không ăn thua.
Một điều nữa khiến tôi lo lắng là tôi đã đánh mất niềm tin vào bản thân. Đánh mất cảm giác tự tin vào bộ phận sinh dục “lẫm liệt” mà thời thanh xuân tôi từng dùng để làm thỏa mãn tất cả các cô gái tôi thích. Thế nên, cũng như bao người khác, tôi bắt đầu xem sex. thường xuyên hơn. Thì sao? Rất tiện là đằng khác: 2 nhát là xong. Mà không phải kiểm soát bản thân: xuất tinh sau 1 phút- giỏi, sau 2 phút- cũng chả sao... tất nhiên là không bằng quan hệ(
Lướt các web sex tôi thường xuyên thấy 1 diễn viên mà chắc hẳn ai cũng biết: Pier Woodman. Ông ta tuổi xấp xỉ 60, đầu hói, bụng phệ, người nhỏ con — thế mà, chắc mọi người cũng thấy, gái theo hàng đànLão có thể giao hợp trong mấy tiếng đồng hồ liên tục, làm cho đối tác của mình rên rỉ điếc tai. Trời ạ, tôi cũng muốn được như vậy..
Thế là tôi quyết định mày mò tìm hiểu... Trên 1 diễn đàn chuyên môn tôi được 1 người am hiểu trong vấn đề này tiết lộ bí mật. Thì ra bí quyết của lão nằm trong 1 loại thuốc nhỏ , được phát minh và cấp bằng sáng chế bởi các nhà khoa học. Không chỉ sản phẩm được cấp bằng sáng chế, mà tất cả các thành phần trong đó cũng đều được cấp bằng sáng chế, đúng như kiểu phát minh bí mật của vũ trụ! Sản phẩm có tên Eroforce
Tôi thầm nghĩ, nếu thuốc có tác dụng với ngay cả ông già sáu chục tuổi kia, thì tội gì mình không thử!

Tôi quyết định dùng thử Eroforce


Khi mới tìm ra loại thuốc này, tôi đi lần ngay ở tất cả các hiệu thuốc. Mấy cô bán hàng nhìn tôi ngơ ngác không hiểu gì, thế là tôi phải giải thích rằng, Eroforce là loại thuốc nhỏ dùng để tăng tiềm năng tình dục. Họ thấy vậy nhìn tôi với ánh mắt tội nghiệp rồi mời mua Viagra và mấy loại thuốc tương tự rẻ rẻ. Rồi 1 bà cụ am hiểu về thảo dược khuyên tôi sắc rễ nhân sâm lên – kiểu đấy là thuốc gia truyền.Hiểu rõ rằng loại thuốc này không dễ tìm, tôi phải lần mò trên mạng. Hầu như toàn gặp phải mấy trang lừa đảo mời mua thảo dược gia truyền, nhưng thực ra toàn là hàng Trung Quốc uống vào có khi chết sớm.
Cuối cùng thì tôi cũng tìm ra! Chuyện là tôi vào 1 trang web ,nơi chia sẻ bí quyết của Woodman về loại thuốc nhỏ tăng tiềm năng tình dục Eroforce ! Tôi mua luôn không chần chừ.

Những ấn tượng đầu tiên về Eroforce

Đặt xong chỉ mấy ngày sau hàng đã có mặt ở bưu điện. Tôi ghé qua đó lấy trước khi đi làm (tất cả để ẩn danh). Cách dùng đơn giản và tuyệt đối bí mật, chỉ cần nhỏ là xong. Nói chung làm như trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Và rồi 3 ngày trôi qua...
Trước đây vào những ngày đi làm tôi không thể nào nghĩ về sex được, về nhà là chỉ còn đủ sức để ăn uống và xem tivi mà thôi. Bây giờ thì khác! Giờ đây tôi có cảm giác tràn đầy sinh lực ngay cả sau 1 ngày làm việc mệt mỏi, tôi như được trở về tuổi thanh xuân đi tìm những điều mới lạ. Tôi bắt đầu liên lạc với các cô gái, mà trước đây tôi không hay gặp, lí do thì mọi người cũng biết rồi đấy.

Mọi chuyện diễn biến ra sao: sau khi dùng Eroforce

Nói 1 cách ngắn gọn – đó là 1 thế giới hoàn toàn khác. Tôi đã hiểu tại sao ai cũng ưa chuộng thuốc nhỏ này kể cả những người nổi tiếng, những người mà có cả tiền lẫn tình! Tôi chỉ có thể so sánh đêm đó với cái đêm tôi đi bộ đội về. Tôi lại trở về tuổi 19, tuổi của năng lượng và sức sống. Mọi thứ diễn ra thật tuyệt vời! Tôi cảm thấy mình như người sắt,qua ánh mắt của cô ấy tôi biết mình là người đàn ông số 1, mà việc đó có ý nghĩa với tôi biết bao! Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết cụ thể, nhưng nói tóm lại: bây giờ cô gái đó tự gọi điện và hẹn gặp tôi, mặc dù trước đây tôi phải theo đuổi cô ấy khá lâu, tặng quà các kiểu. Bây giờ chúng tôi đã hoán đổi chỗ cho nhau, cô ấy cần tôi. Thật là sung sướng, đúng không?

Dĩ nhiên giờ đây cuộc sống của tôi không thể thiếu Eroforce được. Tôi không muốn trở thành người lười biếng và tự ti! Anh em nào mà từng đọc và thấy blog của tôi có ích, hãy biết rằng đây chính là bài viết và lời khuyên quan trọng và có ích nhất trong suốt thời gian 4 năm viết blog của tôi!
Không những thế, loại thuốc nhỏ này có tác dụng đến nửa năm, thế nên cũng không phải thường xuyên lặp lại khóa trị liệu, giá cả thì phải chăng. Nói thế chứ tôi sẵn sàng trả bao nhiêu cũng được để đổi lại phép màu kỳ diệu ấy!
Trở lại chuyện thủ dâm: 1 tuần sau khi dùng tôi thử thủ dâm! Chỉ để xem cảm giác thế nào. Thế mà, các ông ạ, cứ như lên tiên, làm tôi nhớ về tuổi 14 của mình! Bắn xa 1 mét, dung dịch ra gấp phải 4 lần so với bình thường. 2 phút tiếp theo cứ nằm đơ ra trong khoái cảm! So với các lần trước đây đúng là 1 trời 1 vực

Cải thiện: ai cũng hỏi mua ở đâu

Mọi người ơi, tôi đã đặt lại thuốc nhỏ trên trang chính thức bên châu á có giấy phép đàng hoàng. Nói chung, dễ lắm,chỉ cần điền những thông tin cần thiết: đến bưu điện, thanh toán sau khi nhận, tất cả đều ẩn danh. Xin đừng hỏi lặp lại các câu mà đã được giải đáp rồi, hãy đọc trang web, trên đó có đầy đủ hết cả :)
Nói chung tôi khuyên tất cả anh em nên dùng thử Eroforce ! Xin hãy cho biết nhận xét trong bình luận, những ai đã dùng thử- hiệu quả ra sao? Có hân hoan trong niềm vui sướng như tôi không? Vượt mặt được Woodman chưa? Chúc may mắn! Ai dùng thuốc nhỏ Eroforce rồi xin hãy cho nhận xét .
194 bình luận
Phúc Hiếu Võ
Anh đúng là…! Tôi không ngờ lại có bài viết này. Nói về thuốc, tôi cũng dùng được 1 năm rồi. Đúng là sướng như tiên. Lên đỉnh hết ý!))
4 phút trước | Bình luận
1
Dinh Duy Tuan
Cảm ơn, mới đây tôi cũng vừa nhận được thuốc, mọi thứ ổn. Uống 3 ngày rồi. Cảm giác ham muốn mãnh liệt và tràn đầy sinh lực, hôm nay gấu anh ăn đủ!))
6 phút trước | Bình luận
4
Thanh Lê
Anh trai tôi sống bên Đức bảo bên đó người ta hay dùng loại thuốc này lắm. Ai cũng bằng lòng thì phải, chả biết có phải không.
7 phút trước | Bình luận
7
Thảo Phương Nguyễn
Ông Hà Thanh Nhàn, Xin chào! Thật ấn tượng! Cừ quá! Mình giờ cũng mua cho chồng đây).
9 phút trước | Bình luận
11
Nguyen Thi Hoa Ly
Tôi dùng Eroforce 2 tuần nay rồi. Nói thật, tôi cực bất ngờ với hiệu quả mà nó mang lại. Đúng như phép màu. Ảnh của bạn gái tôi ;)))))))
11 phút trước | Bình luận
9
Dương Bích Phụng
Xin chào! Tôi đặt Eroforce cho chồng rồi, giờ cứ thấp thỏm ngồi đợi. Hi vọng anh ấy sẽ hiểu đúng ý tôi :)
12 phút trước | Bình luận
5
Lê Tuấn Vũ
Thật ngoạn mục! Tôi cũng muốn được như vậy))
15 phút trước | Bình luận
8
Ngô Kim Ngân
Xin chào! Chồng tôi dùng Eroforce đã được 2 tuần. Thật hết ý ấy! Thuốc thì dùng được lâu,dương vật trở nên đẫy đà hơn! Tôi lên đỉnh thực sự chứ không chỉ bị kích thích như trước nữa. Tôi khuyên mọi người nên dùng.
16 phút trước | Bình luận
15
Trần Nhị Xuân
Dân châu Âu người ta bắt đầu dùng mấy loại này lâu rồi! Tôi còn đọc được trong ngành sản xuất phim người lớn, các diễn viên bắt buộc phải dùng nó...
19 phút trước | Bình luận
0
Nguyễn Thị Bích Châm
Xin chào! Mình cho chồng đọc bài viết này xong, anh ấy tỏ ý đồng ý rồi đặt Eroforce luôn! Tôi không biết diễn tả bằng lời nào nữa! Cảm ơn anh nhiều lắm! Lên đỉnh thì thôi rồi!!! Dương vật thì cương cứng khỏi nói! Chết,đấy, đang viết mà quần đã ướt hết rồ!
21 phút trước | Bình luận
17
Trần Luân
Tôi dùng Eroforce được 1 tuần. chắc phải đặt thêm, dùng dần. Không nhỡ lại đắt lên, cuộc sống không có nó sẽ rất vô vị))
22 phút trước | Bình luận
21
Đặng Xuân Thử
Mua rồi, thích lắm! Trước đây chả bao giờ đủ sức trong chuyện chăn gối, lên đỉnh cũng lờ đờ. Bây giờ thì mọi việc đã thay đổi 180 độ về hướng tích cực. Cảm ơn anh)
25 phút trước | Bình luận
9
Phan Thế Quý
Tôi cũng biết về Eroforce , có người an hem mang từ nước ngoài về, cũng lâu rồi. Tác dụng lắm. Ai cũng nên dùng. Sẵn giờ bên mình cũng có tôi chắc ohair mua luôn dự phòng..
34 phút trước | Bình luận
5
Hà Văn Thoại
МVợ tôi thì đúng là như được lên 9 tầng mây. Hỏi tôi có chuyện gì đã xảy ra chứ! Giờ quan hệ phải 5 tiếng liền)))
39 phút trước | Bình luận
18
Phạm Quốc Cường
Cũng dùng qua. Có tác dụng thật. tôi đặt trên trang này, mua theo hình thức thanh toán sau, hàng về 8 ngày sau. Tôi cũng sẽ chia sẻ ảnh vợ))
41 phút trước | Bình luận
158
Chinh Nguyên
Xin hãy chúc mừng tôi đã trở thành siêu sao chăn gối!
44 phút trước | Bình luận
47
Subeo Nguyễn
Mong là các anh em cũng hạnh phúc tột đỉnh như tôi! Lên đỉnh không phải gấp 10 lần mà là 10 lần so với trước! Cô ấy hét lên thì thôi rồi!! Thật đáng kinh ngạc. Cảm ơn về bài viết!
49 phút trước | Bình luận
31
Nghĩa Lê
Tôi cũng biết về Eroforce . Nửa năm trôi qua, mà chồng tôi phóng tinh như ngựa…thật là...
50 phút trước | Bình luận
11
Pé Kem
Sản phẩm Eroforce hết ý,đơn giản và dễ dàng. Tôi đang đợi hàng về, đặt rồi.
51 phút trước | Bình luận
38
Vương Hải Nguyễn Hoàn
Thật là 1 sản phẩm tuyệt vời, đầu tiên lúc cô bạn mua cho tôi, tôi còn mắng cô ấy, nhưng về sau cũng dùng thử. CẢ 2 đạt được độ khoái cảm tột cùng!
54 phút trước | Bình luận
57
Bảo Dư
Xin chào! Vợ tôi thấy quảng cáo trên mạng bèn bảo tôi mua, tôi mắng cô ấy 1 trận, bảo tôi liệt dương hay là không đáp ứng được nhu cầu của cô ấy hay sao? Nhưng rồi tôi cũng đặt,và chỉ 2 tuần sau tôi phải rút lại lời nói, bởi nếu so với bây giờ, thì có lẽ trước đây tôi đúng như bị liệt dương thật))
một giờ trước | Bình luận
3
Thành Trần
Cũng không phải cái gì mới lắm. Ai mà chả biết về Eroforce . Ai không biết thì chắc do không có nhu cầu tăng cường ham muốn. Với lại ai mà không biết, mấy diễn viên phim người lớn đều dùng XX hết. Hay là mọi người lại nghĩ là dương vật của họ vĩ đại và cương bẩm sinh?
một giờ trước | Bình luận
5
Bùi Xuân Tuấn
Haha. Vợ tôi lên thì thôi rồi)))
một giờ trước | Bình luận
394
Nguyen Thanh Truc
Đúng là thứ mình cần! À mà tôi đọc được bài viết về cái này lâu rồi nhưng không để ý, giờ chồng mua về dùng thì đúng là Ôi,sướng quá đi mất.
hai giờ trước | Bình luận
16
Nguyễn Mai Hằng
Phương Tây người ta dùng Eroforce lâu rồi, tại họ chú trọng vào mấy thành phần tự nhiên, không hóa học ấy. Ở đây thì lúc nào cũng lạc hậu hơn 1 bước...
hai giờ trước | Bình luận
21

Trang chủ chính