NGÀY 30 THÁNG TƯ
Lịch nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5 năm 2017
Trong năm 2017 này theo Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội người lao động cả nước sẽ được nghỉ tổng cộng 18 ngày. Trong đó dịp 30/4 và 1/5 năm 2017 người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 4 ngày từ 29/4/2017 đến hết ngày 02/5/2017.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trong năm 2017 do ngày 30/4 trùng với ngày Chủ Nhật trong tuần nên sẽ được cộng một ngày nghỉ vào thứ 2 tuần tới tức là 3 ngày liên tiếp. Trường hợp những nơi có quy đinh nghỉ ngày thứ 7 thì sẽ được nghỉ tổng cộng 4 ngày liên tiếp từ 29/4 đến hết ngày 02/5/2017.
Nếu công ty, tổ chức mà bạn đang làm việc không có chế độ nghỉ thứ 7 thì dịp 30/4 và 1/5 năm 2017 này thời gian nghỉ của bạn chỉ có 3 ngày: Từ 30/4 đến hết 02/05.
Tham khảo: Các tour du lịch dịp 30/4 và 1/5 năm 2017
Dịp 30/4 và 1/5 năm 2017 được nghỉ 04 ngày
Còn đến ngày Quốc Khánh 2/9 năm nay, do ngày 2/9 vào ngày thứ 7 nên người lao động, cán bộ, công nhân viên chức sẽ được nghỉ thêm ngày thứ 2 tuần tới. Như vậy dịp quốc khánh 2/9/2017 sẽ được nghỉ liên tiếp 3 ngày từ 2/9 đến hết 4/9/2017.
Dịp Quốc Khánh 2/9/2017 cả nước được nghỉ 3 ngày
Vừa qua ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch (tức ngày 06/4/2017) người lao động, cán bộ công nhân viên chức đã được nghỉ 01 ngày 6/4/2017 tức đúng vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Lịch nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong năm 2017
Theo phương án được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt về các ngày nghỉ lễ trong năm 2017, người lao động, công nhân viên chức sẽ được nghỉ 18 ngày tất cả.
Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An Toàn Lao Động thuộc Bộ LĐ - TB&XH thì những dịp nghỉ trong năm 2017 này chúng ta sẽ thực hiện theo quy định về nghỉ lễ trong Luật Lao động được ban hành năm 2012. Đặc biệt, trong năm nay sẽ không có phương án nghỉ hoán đổi và làm bù như một số năm trước đó.
NGÀY 30- 4 LÀ NGÀY GÌ ?
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là 30 tháng Tư, ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước (tên gọi tại Việt Nam) hoặc ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Chính quyền Sài Gòn thất thủ (cách gọi của báo chí phương Tây), hoặc Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoài, là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các bị bắt tại chỗ và phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Vì nhiều người đã di tản và chính phủ Việt Nam Xã hội chủ nghĩa đã áp dụng quy định mới về hộ khẩu góp phần làm cho dân số thành phố giảm xuống sau đó, tuy nhiên tỷ lệ giảm không nhiều (tốc độ giảm trung bình là 10.000 người mỗi năm trong khi dân số Sài Gòn là gần 4 triệu người, nhưng đến năm 1979, dân số lại bắt đầu tăng trở lại)
Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 có vai trò rất quan trọng và lâu dài trong lịch sử Việt Nam với kết quả:
Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Đông Dương, một quá trình chiến tranh hao người tốn của kéo dài 30 năm với những thương vong, tổn thất rất lớn: khoảng 400.000 quân nhân Mỹ và các đồng minh của Mỹ đã chết, khoảng 1,5 triệu lính khác bị thương (trong đó riêng quân Mỹ có 58.191 chết và 304.000 bị thương). Phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có khoảng 1 triệu quân nhân chết (trong đó 240.000 người đến nay vẫn còn trong diện mất tích), 600.000 quân nhân bị thương. Gần 2 triệu dân thường Việt Nam bị chết, hơn 2 triệu dân thường bị thương tật, khoảng 2 triệu người bị phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại (ví dụ như chất độc da cam).
Kết thúc sự tồn tại của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Sự kiện này đã chứng tỏ sự thất bại của phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Chấm dứt việc các cường quốc thế giới can thiệp trực tiếp bằng quân sự vào Việt Nam.
Là điều kiện để thống nhất lãnh thổ Việt Nam. Thực hiện quyết định của Hội nghị Hiệp thương chính trị của đại biểu Miền Bắc và Miền Nam họp ở Sài Gòn tháng 11 năm 1975, ngày 25 tháng 4 năm 1976 toàn quốc tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Quốc hội thống nhất họp tại Hà Nội từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976 đã quyết định tên nước là: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đã bầu các thành viên của cơ quan chính quyền nhà nước. Việt Nam đã bước ra khỏi chiến tranh và thực sự trở thành một quốc gia thống nhất.
Bắt đầu hiện tượng người Việt bỏ ra nước ngoài vì các lý do như chiến tranh biên giới, chính trị hoặc kinh tế. Khoảng 150.000 người đã ra đi năm 1975, trong đó có 140.000 người đi cuối tháng .Hàng trăm nghìn quân nhân thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa phải học tập cải tạo trong các trại cải tạo với thời hạn khác nhau từ vài ngày đến 10 năm.
Trên phương diện quốc tế, sự chấm dứt Chiến tranh Việt Nam với thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đánh dấu sự thắng thế của phe Xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong thập niên 1970 và kết quả là một loạt các phong trào cánh tả thắng thế hoặc lên cầm quyền ở một số nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh hướng tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét