Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

LINGA & YONI

Tìm hiểu về vật thờ Linga và Yoni trong văn hóa Chăm Theo Dulichphanthiet   -  
 Hầu hết các công trình xây dựng mang tính tôn giáo từ thế kỷ X trở về trước trong lịch sử kiến trúc Chăm, dù nội dung bên trong thờ bất kỳ một vị thần nào thì trong công trình đó vẫn có bệ thờ Linga -Yoni hoặc một biểu tượng khác mang tính chất này. Tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt Lạ lùng đám cưới người Chăm Đêm Đụ Đị và lễ hội phồn thực độc nhất Việt Nam 
Nội dung chi tiết
 Độ khó: Cực dễ 
1 Linga - Yoni là gì ? Linga là hình tượng của thần Siva, một trong tam vị nhất thể của Ấn Độ giáo (Siva – Brahma – Visnu). Siva được coi là thần Phá hủy và đồng thời cũng là thần Sáng tạo. Trong thần thoại Ấn Độ, hình tượng khởi đầu của Siva là cột lửa hình Linga dưới hình thức dương vật, mang tính dương. Song để sáng tạo được thì cần có âm tính, cho nên người xưa đã thêm cái bệ hình âm vật (Yoni). Từ đó, tín ngưỡng Linga – Yoni (âm dương kết hợp) biến thành sự thờ cúng thần Siva, rất phổ biến trong dân chúng. Mọi sự sinh sôi nảy nở trong trời đất làm cho mùa màng cây cối tốt tươi, giống vật và loài người ngày càng đông đúc là do đực - cái, âm – dương kết hợp với nhau mà thành. Để thể hiện tính nhất thể của ba vị thần, Linga được tạo thành ba phần: dưới là Brahma, giữa là Visnu, trên cùng, chủ thể là Siva. Thần thoại có kể về chuyện đó rằng: thần Brahma và Visnu tranh cãi nhau ai là người sáng tạo ra thế giới. Bất phân thắng bại. Bỗng cột lửa xuất hiện dựng lên giữa hai thần, hai vị không hiểu ra làm sao bèn phân công Brahma hóa thành thiên nga bay lên đỉnh cột lửa, Visnu hóa thành lợn lòi đào xuống tận gốc để cùng tìm hiểu, hẹn một thời hạn nhất định sẽ gặp lại. Đến khi gặp nhau, hai thần cùng đều chưa lên tới đỉnh và cũng chưa xuống đến tận gốc cột lửa. Đang ngơ ngác thì cột nứt ra và thần Siva hiện lên nói rằng Brahma và Visnu chỉ là hóa thân của một Siva tối thượng. Liền đó, ba thần đều tự ẩn mình vào cột lửa: Brahma ở dưới cùng, Visnu ở giữa trụ lửa và Siva ở trên cùng. Tất nhiên là với trụ Linga có 3 phần: dưới cùng (phần đế dính liền với Yoni) là hình bát giác, ở giữa là hình vuông và trên cùng là hình trụ. Còn loại Linga như ở tháp Pô Sah Inư, tháp Pô Đam (Pô Tằm), Đại Thành Mương Mán chỉ là một hình trụ thì chỉ có một mình thần Siva được thờ ở trong tháp. 2 Khảo tả về Linga Linga là vật thờ không thể thiếu của các nền văn hóa cổ chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Linga là bộ phận sinh dục của người đàn ông, được tạo thành từ những phiến đá cứng nguyên khối. Trụ đá gồm có ba phần: dưới hình khối vuông, giữa hình bát giác, trên hình trụ đầu tròn múp. Một gân nối dọc từ phía đầu tròn xuống giáp khối bát giác với hai đường gờ chìm lượn vòng sang hai bên. Trụ đó chữ Phạn gọi là Linga, có nghĩa là dương vật. Trong cái trụ tròn múp múp với ba đường gờ nổi - chìm là giống “cái đó” thật. Ở một vài Linga khác trong di tích văn hóa Chăm, trên gân nổi có khi còn tạc thành một đầu người đội mão nhọn đầu, tai đeo trang sức, trông đầy tính vương giả; Linga đó gọi là Mukhalinga như tượng vua Po Klong Girai và Pôrômê ở Phan Rang. Có khi cái đầu tròn múp lại được chụp lên một vỏ bằng kim loại gọi là Kosa để tăng thêm vẻ quyến rũ quyền quý. Tại Bình Thuận bộ Linga - Yoni ở tháp Pô Sah Inư được coi là lớn, cổ nhất và nguyên vẹn còn lại ở các tỉnh Nam Trung bộ. Còn các bộ Linga - Yoni khác ở Pô Đam (Pô Tằm) - Tuy Phong và Đại Thành - Mương Mán có kích thước nhỏ hơn. Thông thường mỗi công trình kiến trúc thường thờ một bộ Linga - Yoni. Nhưng riêng Đại Thành - Mương Mán lại có đến hai bộ Linga - Yoni. Cho đến ngày nay, nhiều người khi nghe giới thiệu về cấu trúc cũng như công năng của Linga - Yoni trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng Chăm và các dân tộc khác, họ cảm thấy ngượng ngùng. Nhưng đó lại là sự thật. Cái công năng ấy ngày nay vẫn rất linh nghiệm trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Ka tê hàng năm của người Chăm tại các đền tháp, đền thờ. Những ai đã từng chứng kiến lễ tắm Linga-Yoni tại tháp Pô Sah Inư sẽ có điều kiện hiểu rõ hơn về nét tâm linh trong tín ngưỡng đa thần của người Chăm. Cái ly kỳ và lý thú là ở chỗ từ một hiện tượng hành nhật - âm dương giao lưu - mà người xưa đã dựng lên thành một biểu tượng thần thánh linh thiêng trong tâm thức của con người và truyền lưu cho đến ngày nay. 

Xem thêm tại: http://www.lamsao.com/tim-hieu-ve-vat-tho-linga-va-yoni-trong-van-hoa-cham-p214a70907.html



www.lamsao.com





Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực Indus, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.
Khi Ấn Độ giáo ra đời, theo thần thoại về Siva, thì vị thần này xuất hiện đầu tiên là một cột lửa hình dương vật. Sau này, con người đã biểu tượng hóa (Linga và Yoni) để thờ thần Siva, coi Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Dạng Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga-Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Siva. Ở dạng này, thần Siva còn được gọi là “Thần giấc ngủ”.Bộ phận sinh thực khí Linga –Yoni thường được thờ trong tháp Chăm, biểu tượng cho thần Siva và sự sinh sôi, phát triển.
 Tượng thần Shiva bằng đá cát, cuối thế kỷ XII ở Tháp Mẫm, An Nhơn, Bình Định. Hiện Trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Linga, Yoni không chỉ được tôn thờ ở Ấn Độ, mà còn được tôn thờ khá phổ biến ở các nước có sự tiếp thu và chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có Chămpa lúc bấy giờ.
Linga và Yoni ở Chămpa có những đặc điểm riêng của nó và không ở đâu Linga -Yoni lại có số lượng nhiều, hình dáng đa dạng và kích thước lớn như ở Champa. Loại hình Linga, Yoni ở Chămpa có thể được coi là một trong những biểu hiện về sự ảnh hưởng sâu đậm văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ mà Chămpa lại là biểu hiện mạnh mẽ nhất về Chămpa hóa những yếu tố văn hóa, tôn giáo tiếp thu được của Ấn Độ giáo.
Hình tượng Linga ở điêu khắc Chămpa có một đặc điểm gần như phổ biến là trên đầu Linga thường hơi bằng, trừ số rất ít có hình vòng cầu hoặc hình chóp. Linga có ba loại cơ bản. Loại chỉ là một khối bốn cạnh. Loại Linga có hai phần, phần trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối bát giác hoặc khối vuông. Loại thứ ba gồm có ba phần, phần trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối bát giác, ở phần dưới cùng là khối vuông. Loại thứ ba khá phổ biến ở điêu khắc Chămpa, là biểu thị ý niệm tôn thờ cả ba vị thần của Ấn Độ giáo (Brama, Visnu, Siva) còn được gọi là “Tam vị nhất linh”, trong chừng mực nào đó lại mang ý nghĩa nhấn mạnh yếu tố vương quyền ở Chămpa. Mặt khác, việc biểu thị Linga gồm ba phần như trên có thể còn mang ý nghĩa triết học của duy vật tự phát về sự giải thích quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của sự vật, cũng như việc quy tụ các vị thần thánh ba ngôi tối linh trong Ấn Độ giáo, là sự giải thích thế giới trong sự vận động với ba khuynh hướng tất yếu và căn bản là: sáng tạo (vật được sinh ra), bảo tồn (vật được tồn tại), hủy diệt (sự vật được biến đổi sang cái mới) của triết học Ấn Độ.
Ngoài ra Linga còn thể hiện loại hình có mặt người trên đỉnh, được gọi là Mukha-Linga. Hầu như trong điêu khắc Chămpa chỉ mới thấy một trường hợp, đó là Mukha-Linga ở trong lòng tháp chính Po klaun Garai và đó cũng có thể là hình tượng muốn biểu thị vua Po klaun Garai. Đối với trường hợp này, cho thấy sự biểu thị có hàm ý muốn nhấn mạnh sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền một cách chặt chẽ.
Hình tượng Yoni trong điêu khắc Chămpa cũng rất đa dạng, nhìn chung có các loại hình chính như loại khối hình chữ nhật hoặc gần khối vuông, loại hình khối tròn, được trang trí xung quanh hình cánh sen và đặc biệt Yoni loại khối tròn nhưng xung quanh lại trang trí hình ngực phụ nữ
Thông thường Linga và Yoni kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể gọi chung là Linga-Yoni. Đa số mỗi bệ Yoni, trên đó được thể hiện một Linga; nhưng trong điêu khắc Chămpa có trường hợp ở bệ được thể hiện trên đó nhiều Linga và đặc biệt hơn nữa là trên Yoni lại được thay thế Linga bằng hình người (hay thần) ngồi trên đó, như bộ Yoni ở tháp chính Po Naga Nha Trang, có thể đây là hình tượng nữ thần Po Naga.
 Tượng Linga- Yoni hiện đang trưng bày tại khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Hiện nay ở khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang trưng bày tượng LINGA – YONI, được làm bằng chất liệu đá cát, phục chế thế kỷ 9- thế kỷ 10, theo mẫu ở tháp Chiên Đàn, khu phế tích An Mỹ, xã Tam An, Phú Ninh, Quảng Nam.
Như vậy Linga và Yoni trong điêu khắc Chămpa rất đa dạng loại hình và có thể  được hàm ý mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Chắc chắn không chỉ đơn thuần là biểu tượng của thần Siva theo cách nghĩ thông thường. Điều đó cũng đã nói lên rằng vì sao rất nhiều ý kiến khác nhau của việc giải thích về hình tượng Linga, Yoni trong điêu khắc Chămpa.
Cụm tháp Chăm Pô shai nư (Phan Thiết, Bình Thuận), xây dựng thế kỷ thứ VIII thờ thần Shinva, trong đó tại tháp A có  bệ thờ Linga-Yoni.
Có thể nói, thế giới thờ cúng linga và yoni ở Mỹ Sơn ngoài mặt giá trị nghệ thuật, di sản còn phản ánh cả một thế giới văn hoá tín ngưỡng hết sức đặc sắc của người Chăm xưa. Bởi đó là thế giới của thần linh, của sự mong ước sinh sôi nảy nở, hoà hợp âm dương, của năng lực sáng tạo và cũng là thế giới biểu tượng cho sự chính thống, quyền uy và vĩnh cửu của một vương triều đã tạo dựng nên nó. Đặc biệt, linga và thần Siva còn chính là hiện thân của đấng bảo hộ cho các triều vua Chămpa, và rất nhiều lí do khác nữa mà chúng ta chưa có cơ may được hiểu thấu ngọn ngành.
Nguyễn Thu Hương-Phòng TBNT&KGTN (Tổng hợp)

Nghiên cứu đề xuất biểu tượng Linga-Yoni là bảo vật quốc gia

(Tin tức thời sự) - Sau khi các nhà khảo cổ của Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ tìm thấy cổ vật Yoni dưới lòng đất ở cụm tháp Hòa Lai thuộc xã Bắc Phong (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) và bàn giao cho Bảo tàng Ninh Thuận lưu giữ, để tìm hiểu thêm ý nghĩa và giá trị văn hóa của biểu tượng này, Đất Việt đã liên hệ với Giám đốc bảo tàng.

Chờ báo cáo giá trị cổ vật Yoni
Trao đổi thông tin, bà Lê Thị Tuyết Ánh - Giám đốc Bảo tàng Ninh Thuận cho biết: "Cổ vật Yoni tìm thấy chưa xác định được niên đại, phải chờ đợt khảo cổ học kết thúc, có báo cáo qua hội đồng qua đó xác định được giá trị như thế nào, bây giờ nói thì chưa có cơ sở khoa học".
Trong khi đó, ông Phan Quốc Anh, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Thuận cho biết cổ vật này được chế tác bằng đá sa thạch, dài 71cm, rộng 51,5cm, dày 9cm. Các nhà khảo cổ hiện chưa xác định được niên đại của cổ vật này.
Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực Indu, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.
Cổ vật Yoni tìm được tại tháp Hòa Lai
Cổ vật Yoni tìm được tại tháp Hòa Lai
"Bộ phận sinh thực khí Linga -Yoni thường được thờ trong tháp Chăm, biểu tượng cho thần Siva và sự sinh sôi, phát triển", bà Ánh cho biết thêm. 
Thông thường Linga và Yoni kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể gọi chung là Linga-Yoni. Đa số mỗi bệ Yoni, trên đó được thể hiện một Linga, nhưng trong điêu khắc Chămpa có trường hợp ở bệ được thể hiện trên đó nhiều Linga và đặc biệt hơn nữa là trên Yoni lại được thay thế Linga bằng hình người (hay thần) ngồi trên đó, như bộ Yoni ở tháp chính Po Naga Nha Trang, có thể đây là hình tượng nữ thần Po Naga.
"Người phát hiện chưa xác định được cái Yoni này có 4 cạnh đó là để cắm Linga vào hay là cắm tượng Phật vào", bà Ánh phân vân.
Sẽ nghiên cứu đề xuất là bảo vật quốc gia?
Linga - Yoni là  bộ phận sinh thực khí thường đi đôi với nhau, hiện nay các nhà khảo cổ nhận định có thể Linga bị thất lạc nên chưa được tìm thấy.
Bà Ánh nhận định: "Cái bộ này nếu còn nguyên bộ Linga - Yoni thì sẽ có giá trị hơn gấp nhiều lần, cái này chỉ có Yoni thôi, các nhà nghiên cứu đang xem xét tại sao lại không tìm thấy bộ phận bên trên". 
Theo thông tin bà Ánh cung cấp, Yoni được phát hiện ở Hòa Lai thuộc nhóm tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 9. Theo bà, cái Yoni này không đẹp bằng chiếc Yoni hiện nay Bảo tàng Ninh Thuận đang lưu giữ, cũng phát hiện ở tháp Hòa Lai. 
Đền chính thờ Linga-Yoni (Mỹ Sơn, Quảng Nam)
Đền chính thờ Linga-Yoni (Mỹ Sơn, Quảng Nam)
Bà Ánh thông tin: "Để nói nó có giá trị để bảo vật quốc gia hay không thì chưa khẳng định được. Nhưng chúng tôi cũng đang xem xét để cho vào danh sách bảo vật quốc gia". 
Hiện tại, theo bà Ánh thì điều băn khoăn nhất là các tháp Chăm,  từ Cát Tiên đến Quảng Bình, đều phát hiện ra hiện vật này.  Muốn xác định đưa vào bảo vật quốc gia thì cần nghiên cứu các tiêu chuẩn để có thể đề xuất bảo vật quốc gia. Như việc đầu tiên là phải tìm ra được cặp độc bản, riêng nhất, đặc sắc nhất để lựa chọn", bà Ánh nhận định. 
Bên cạnh đó, bà cho rằng bảo tồn thì vẫn phải có biện pháp để bảo vệ, kéo dài tuổi thọ cho nó một cách tốt nhất. 




HỘI OFFLINE CĐĐT 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét