Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

XIN ĐỔI KIẾP NÀY

XIN ĐỔI KIẾP NÀY

Link cố định 16/11/2016@9h17, 836 lượt xem, viết bởi: nguyenduemai
Chuyên mục: sưu tầm, copy
Bài thơ “Xin đổi kiếp này” của em Nguyễn Bích Ngân, học sinh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) được chia sẻ trên cộng đồng mạng với sự ngạc nhiên quá đỗi của nhiều người vì không nghĩ rằng một đứa trẻ 14 tuổi có thể viết được một bài thơ như thế.
XIN ĐỔI KIẾP NÀY


Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây
Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt
Trong biển lửa bập bùng, thử mình cháy khét
Thử chịu thói độc tàn, thử sống kiên trung.

Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa ruộng đồng
Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất
Thử chịu bão giông, thử sâu rầy, khô khát
Thử ngập mặn, triều cường, bão lụt, sóng thần dâng.

Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa đại dương
Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối
Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói
Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên.

Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí
Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè
Thử không còn xanh trong vì lũ người ích kỷ
Thử tiếng ồn inh tai, thử cái chết cận kề.

Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người!
Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?
Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải?
Xin đổi được kiếp này...!
Trời đất có cho tôi???

18/5/2016
NGUYỄN BÍCH NGÂN
     Email  

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

9 NHÀ BÁO HUYỀN THOẠI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX.ĐẦU THẾ KỶ XX.

9 NHÀ BÁO HUYỀN THOẠI VIỆT NAM CỦA THẾ KỶ CUỐI THẾ KỶ  XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

1.Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), tên thường gọi là Pétrus Ký, được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”. Vào ngày 15/4/1865, ông đã sáng lập ra tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam và làm chủ bút của tờ báo này. Ông cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác ra đời sau đó. Thiết tha với nền văn học quốc ngữ, Trương Vĩnh Ký cũng được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

2.Sương Nguyệt Anh (1864 - 1921), tên thật Nguyễn Thị Khuê, là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung (Tiếng chuông nữ giới) do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. Tờ báo ra mắt ngày 1/2/1918, với chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội. Tầm ảnh hưởng của tờ báo khiến chính quyền thực dân bắt đình bản tờ báo vào tháng 7/1918

3.Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng Việt Nam, đồng thời cũng là một nhà báo lỗi lạc của lịch sử nước nhà. Ông là chủ bút của tờ báo Tiếng Dân ra đời năm 1927 nhằm đấu tranh công khai bằng ngôn luận với chế độ thực dân. Trong 16 năm, Tiếng Dân đã ra đời 1.766 số báo quốc ngữ, với hàng nghìn bài báo do ông viết. Qua mỗi bài, người đọc đều nhận thấy được khí phách của nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng trong đó.

4.Hoàng Tích Chu (1897 - 1933) là một là nhà báo có đóng góp lớn trong việc cách tân báo chí VN đầu thế kỉ 20. Năm 1927, ông được mời làm chủ bút của Hà Thành ngọ báo. Đến năm 1929, ông tham gia vào việc xuất bản tờ tuần báo Đông Tây, ấn bản báo chí bán chạy nhất Bắc Kỳ thời gian sau đó. Tuy vậy, báo đã bị đóng cửa năm 1932 do chỉ trích chính quyền đương thời. Một năm sau Hoàng Tích Chu mất do bệnh nặng. Chỉ với 3 năm làm báo, ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử báo chí VN.

5.Lương Khắc Ninh (1862-1943) là một nhân vật hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực văn hóa ở Sài Gòn suốt từ năm 1900 cho đến những năm 1930. Trong tư cách một nhà báo, vào năm 1901 ông làm chủ bút cho tờ Nông cổ mín đàm, được xem là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng Quốc ngữ tại Việt Nam. Ông là một người có tư tưởng tiến bộ, với nhiều bài viết và diễn thuyết ủng hộ phong trào duy tân tự cường ở Việt Nam.

6.Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) là nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch, nhà chính trị Việt Nam đầu thế kỷ 20. Với chủ trương viết báo bằng tiếng Việt để người VN đầu thế kỷ 20 quen với chữ quốc ngữ, ông đã làm chủ bút nhiều tờ báo khác nhau và để lại nhiều bài luận thuyết và ký sự xuất sắc. Ngày nay, Nguyễn Văn Vĩnh được đánh giá là một học giả, nhà văn hoá lớn, có công hoàn thiện và phổ cập chữ quốc ngữ, đồng thời góp phần khai sinh văn học dịch và báo chí VN.


7.Ngô Tất Tố (1894 – 1954) không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Ông đã viết gần 1.500 bài cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh, trên nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại nổi bật. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn và nhạy, di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu quý giá về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.

8.Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc gồm nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch… cùng hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam.
9.Vũ Bằng (1913 –1984), tên thật Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của VN. Với sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký, ngay từ trong thập niên 1930 – 1940, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn. Sau 1954, ông đã vào Sài Gòn để làm báo và hoạt động tình báo. Với ngòi bút sắc sảo, ông đã để lại nhiều tác phẩnm văn học nổi tiếng như bút ký Miếng ngon Hà Nội, hồi ký Thương Nhớ Mười Hai…
DIZIKIMI SƯU TẦM
===================================
HỌC VIÊN BÁO CHÍ TRẺ DUYÊN DÁNG VỚI ÁO YẾM VÀ HOA SEN

















10 NHÀ BÁO NỔI TIẾNG NHẤT THẾ GIỚI

TỐP 10 NHÀ BÁO NỎI TIẾNG NHẤT THẾ GIỚI
Hiện nay, báo chí đang ngày càng phát triển và nở rộ với sự ra đời của hàng loạt tờ báo, các trang tin tức nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của con người. Đã có rất nhiều nhà báo trên thế giới không chỉ đối mặt với nhiều nguy hiểm mà còn ĐẶT CƯỢC cả tính mạng của mình để có được những thông tin nóng nhất . Sau đây là chân dung một số nhà báo lừng danh nổi tiếng trên thế giới.
1.Joseph Pulitzer

Được coi là huyền thoại của làng báo chí Mỹ, Joseph Pulitzer là một nhà báo rất nổi tiếng, tên của ông đã được đặt cho giải thưởng báo chí uy tín - giải Pulitzer, một trong những giải danh giá nhất trong lĩnh vực báo chí. Năm 1878, Pulitzer mua tờ báo St. Pouis Post-Dispatch, sau đó ông cứu vớt tờ báo sắp phá sản là The New York World. Bằng sự nỗ lực tới quên mình, ông đã thay đổi cách làm nội dung, thường xuyên tung ra những phóng sự điều tra hấp dẫn, vấn nạn tham nhũng và hối lộ. Nhờ đó, tờ báo đã có số lượng phát hành ngày càng tăng, trở thành một trong những cơ quan báo đứng đầu nước Mỹ. Tuy nhiên sau đó vì lý do sức khỏe, ông đã rút khỏi vị trí quản lý tờ báo ở tuổi 43. Năm 1904, ông viết di chúc để lại cho trường Đại học Tổng hợp Columbia 2 triệu USD nhằm sử dụng cho việc thành lập trường báo chí và trao giải thưởng báo chí. Sau khi mất, ông được chôn cất tại nghĩa trang Woodlawn ở Bronx, New York.   
2.Dorothy Thompson



Là một trong những nhà báo lừng danh thế giới, Dorothy Thompson là một bình luận gia chính trị. Sau khi tốt nghiệp Đại học Syracuse, Dorothy Thompson làm việc cho phong trào nữ quyền rồi chuyển đến New York để bắt tay gây dựng những mốc đầu tiên trong sự nghiệp báo chí. Bà trở thành người đứng đầu văn phòng Berlin của tờ New York Post và Public Ledger. Trở về Mỹ năm 1936, sau lệnh trục xuất khỏi Đức, bà tiếp tục công việc làm báo, và trong vai trò là một giảng viên đại học, phát thanh viên đài phát thanh NBC. Chính điều đó khiến bà trở thành nữ nhà báo cung cấp thông tin nhiều nhất cả nước. Mọi người gọi bà là "Đệ nhất phu nhân của Báo chí Mỹ". Bà qua đời ở Bồ Đào Nha vào năm 1961

3.William Randolph Hearst
Bắt đầu sự nghiệp xuất bản từ năm 1887, rồi thay thế cha tiếp quản tờ báo The San Francisco Examiner. William Randolph Hearst được biết đến là trùm báo chí người Mỹ, với việc thâu tóm nhiều tờ báo, tạp chí, ông đã tạo nên một hệ thống báo lớn trên thế giới. 
4.Edward Murrow


Là một phát thanh viên nổi tiếng thế giới, thu hút hàng triệu thính giả, ông chính là người tiên phong trong thể loại tường thuật thời sự nước ngoài qua sóng radio. Có tài ăn nói hoạt bát cùng với cách dùng từ trong truyền tải tin, ông được rất nhiều người yêu mến. Ngoài ra, ông còn thực hiện nhiều phóng sự truyền hình liên quan tới chiến tranh. Mặc dù không tốt nghiệp trường lớp báo chí nào, nhưng ông chính là người đặt viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của thể loại báo thanh cùng với những kinh nghiệm, lòng nhiệt huyết, sự dũng cảm bất chấp nguy hiểm khi tác nghiệp.
5.Walter Cronkite
 

Được mệnh danh là “người đàn ông trung thực nhất nước Mỹ”, Walter Cronkite được biết đến nhiều trong vai trò phát thanh viên chương trình Evening News (Bản tin thời sự buổi tối) của CBS được hàng triệu người theo dõi. Là người tiên phong trong lĩnh vực báo chí truyền thông, ông đã giúp công chúng Mỹ đến gần hơn một cách chân thực, chính xác về cuộc chiến tranh Việt Nam, vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F.Kennedy hay cuộc đổ bộ lên mặt trăng của tàu Apollo. Walter Cronkite qua đời vào năm 2009 ở tuổi 92.
6.Kate Adie


Là một trong số ít những nhà báo nữ có mặt tại các điểm nóng trên thế giới như vụ giải cứu con tin của lực lượng đặc nhiệm SAS tại tòa đại sứ Iran ở London hay sự kiện Thiên An Môn tại Trung Quốc. Kate Adie là biên tập viên, người dẫn chương trình của chuyên mục “Phóng viên chiến trường” trên kênh số 4 của đài phát thanh BBC (Anh). Ngoài ra, bà còn là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng và đặc biệt bà còn được biết đến là một người phụ nữ nhân hậu bởi mỗi khi tác nghiệp tại các nước nghèo, bà đều tham gia hoạt động từ thiện.

7.Tim Russert


Tim Russert - một nhà báo chính luận xuất sắc của Mỹ, có ảnh hưởng tới báo chí thế giới. Tim Russert đảm nhiệm chương trình Meet the Press vào mỗi sáng chủ nhật và xuất hiện trong các chương trình thời sự hàng ngày như Today vào buổi sáng, Nightly News vào buổi tối…. Ngoài ra, ông giữ chức Giám đốc chi nhánh của NBC News đặt tại Washington. Được biết đến là một phóng viên yêu nghề và tâm huyết với công việc, ông để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả. Ông qua đời trong một cơn đau tím khi đang chuẩn bị lên hình đã gây chấn động giới truyền thông.
8.Hu Shuli (Hồ Thúc Lý)

Từ một phóng viên, biên tập viên quốc tế của tạp chí Thời báo kinh tế Trung Quốc, nữ nhà báo Hu Shuli hiện đang là Tổng biên tập Tập đoàn truyền thông Caixin Media do chính bà thành lập. Nổi tiếng với các phóng sự điều tra về nạn tham nhũng, cùng với sự dự đoán kinh tế Trung Quốc chính xác, Hu Shuli được xếp vị trí 87 trong danh sách Những phụ nữ quyền lực nhất thế giới 2011 của Forbes và Top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất của tạp chí Time cùng năm. Là người có tư duy nhạy bén của một chuyên gia truyền thông, bà còn là một thành viên Ban cố vấn biên tập của Reuters.
9.Wolf Blizter















Một trong những nhà báo truyền hình có ảnh hưởng nhất hiện nay là Wolf Blitzer. Ông từng làm phóng viên cho CNN từ năm 1990. Tuổi thơ khó khăn đã giúp ông trưởng thành với một sự cứng cỏi, dám nghĩ dám làm để có được những tác phẩm báo chí gây được tiếng vang lớn. Hiện ông là nhà tổ chức chương trình The Situation Room 
10.Christiane Amanpour
Một trong những gương mặt nổi tiếng nhất của hãng tin ABC News, Nữ phóng viên Christiane Amanpour luôn là người đảm nhận các chương trình phỏng vấn quan trọng. Bà được biết đến là một nhà báo phỏng vấn tài ba các nguyên thủ quốc gia với rất nhiều tác phẩm có chiều sâu để lại ấn tượng trong lòng độc giả. Chính vì vậy, Christiane Amanpour đã được trao nhiều giải thưởng cao quý.
10.Christiane Amanpour
Báo chí đang ngày càng chứng minh được vị trí của mình trong đời sống xã hội. Đóng góp vào sự thành công này chính là những nhà báo mà tên tuổi và sự nghiệp của họ là tấm gương cho người làm báo sau này dám dũng cảm để nói lên sự thật, để lại nhiều dấu ấn trong lòng công chúng.

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

CÁC DẠNG ĐỐI TRONG THƠ


CÁC DẠNG ĐỐI TRONG THƠ VÀ THƠ LUẬT ĐƯỜNG.
+BIỀN NGẪU [CHỈNH ĐỐI]
-KHOAN ĐỐI GỒM:
+LƯU THUỶ ĐỐI
+CÚ TRUNG ĐỐI [TIỂU ĐỐI]
+TÁ TỰ ĐỐI [đối tiếng đối bóng] VÀ SỐ TỰ ĐỐI
+TỰ CÚ ĐỐI[ĐƯƠNG ĐỐI]
+GIAO CỔ ĐỐI [ĐỐI TRÉO NGOE,TRÉO CẲNG NGỖNG]
+BẤT ĐỐI CHI ĐỐI [CHỮ KHÔNG ĐỐI NHƯNG Ý ĐỐI]
đối trong thơ lục bát:
Câu tiểu đối trong thơ Lục bát: Trong một câu thơ có hai ý nhỏ đối nhau. Ta thường gặp nhiều trong thơ lục bát, ví dụ:
Làn thu thuỷ , nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
1) Tiểu đối trong thơ đường luật:
Cướp của , đánh người quân tệ nhỉ
Xương gà , da cóc có đau không
(Nguyễn Khuyến)
Câu đối phú: là một thể văn vần có cấu trúc phức tạp, bao gồm câu, vế ngắn, vế dài, lại có lối diễn đạt lai văn xuôi, nên có thể định nghĩa Phú là một dạng biến văn kết hợp giữa vần lai văn xuôi.
Ví dụ:
Ai nấy dại vô cùng, pháo pháo nêu nêu kinh những quỷ
Ta nay nhàn bất trị, chè chè rượu rượu sướng bằng tiên
(Nguyễn Khuyến)
Câu đối phú nhiều khi dài dằng dặc tới mấy dòng:
Hành niên qua nạo đến cùn xương, nào tiền nhà, nào tiền học, nào tiền thuế, nào tiền ăn, nghĩ đời sống lắm phen chớ phở.
Mùi tết mới tha hồ béo mỡ, này chén rượu, này chén chè, này chén anh, này chén chú, gặp ngày xuân thoả sức đá gà.
Tôi nói đối phú ở đây để làm rõ hơn,vì thơ luật đường lấy luật đối đi ra từ phú...Phú được trọng vọng hơn nên được gọi là PHÚ GIA,còn tay thơ có hay mấy cũng chỉ gọi là NHÀ THƠ.
vài nét về đối trong thơ lục bát, đối một câu hoặc đối nguyên cả hai câu sáu và tám này với hai câu sáu và tám khác... hoặc là sử dụng câu tiểu đối để xây dựng hai vế đối nhau trong một câu:
Ví dụ  đối nguyên hai câu sáu và tám
Lên voi, xuống ngựa, tốt chiều,
Chàng gan tướng sĩ, thiếp liều pháo xe.
Tiểu đối:
Một mai ai chớ bỏ ai
Chỉ thêu nên gấm , sắt mài nên kim
Các phép đối chính của thể loại câu đối nói chung:
Đối chữ: Hán đối với Hán, Nôm đối với Nôm, Việt đối với Việt, Hán Việt đối với Hán Việt;
Đối ngữ (từ loại) danh từ đối danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ, đơn thanh đối với đơn thanh, điệp thanh đối với điệp thanh, hiệp thanh đối với hiệp thanh…v.v
Đối cú: Cấu tạo của hai vế đối giống nhau, cùng một kiểu loại, vế trên có những thành phần nào, thì vế dưới cũng có thành phần ấy.
Đối ý: Đối ý là đối về nội dung:
Đối tương đồng hay đối bổ sung: Hoặc là hai vế cùng một ý nhằm tăng cường điều cần diễn đạt;
Hiểu tùy thiên trượng nhập
Ộ nhạ ngự hương quy
(Sớm theo xe vua mà đến,
Chiều mang hương ngự trở về)
Đối tương phản: Hoặc ý trong hai vế trái ngược nhau về mục đích hay phạm trù diễn đạt
Bạch phát bi hoa lạc
Thanh vận tiện điểu phi
(Tóc bạc nên thương hoa rụng,
Mây xanh phơi phới cánh chim bay)
Đối thừa tiếp: Hoặc giữa hai vế có mối lý luận nhân quả, so sánh nhượng bộ
Tức phòng viễn khách thùy đa sự
Tiện sáp sơ li khước thậm chân
(Người ta e dè khách xa, tuy lắm chuyện đấy
Nhưng bởi mình cắm rào thưa, họ tưởng cấm thật)
(Đỗ Phủ )
Đối nghĩa: Bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen: Nội dung tổng thể phải luận bàn nhất quán về một vấn đề, ví dụ xuôi - ngược, khó - dễ, yêu – ghét, màu sắc, muông thú.. v.v
Nghĩa bóng: là nghệ thuật sử dụng chữ, hoặc là một chữ có nhiều nghĩa, hoặc là nhiều chữ trong câu có cùng một nghĩa.
Đối âm tiết: Trắc bằng nghịch nhau ở chữ cuối của mỗi tiểu vế, và tiết tấu phải đồng nhất.
Đối số lượng: vế ra bao nhiêu chữ, vế đối cũng bấy nhiêu chữ. Phải cân xứng số lượng chữ đến trong từng ý nhỏ.
Trên các diễn đàn thơ và thơ Đường luật hiện nay, khách quan mà nhận xét thì cơ bản mới chỉ sử dụng tới phép đối biền ngẫu [chỉnh đối] là chính, nhưng chỉnh đối cũng đang bị hiểu có phần sai lệch,méo mó... Từ chỗ dựa vào chỉnh đối để xét nét nhau, nên nhiều người đem xé nhỏ câu thơ thành từng chữ,và đem so đo trên dưới để chặt chém, mà đã quên mất yếu tố ngữ pháp,câu từ , từ còn có từ đơn, từ kép, từ ghép,từ láy... Quên cả xem xét về mặt cấu trúc câu xem vị trí của chữ đang diễn đạt là gì, động từ, tính từ, hay chỉ là bổ ngữ hỗ trợ...! Bởi thế, không thiếu trường hợp chữ trong câu thơ được sắp đặt bày ra trước mắt, nhìn vào thì có vẻ sóng đôi ([chỉnh đối) đấy, nhưng hồn vía của thơ thì chẳng thấy đâu... Ngược lại, người đưa được hồn vía vào thơ thì bị chê tơi tả rằng không chỉnh đối, cũng vì cái lối xé nhỏ câu chữ và hiểu méo mó đó mà ra...!!
Theo tôi thì đúng ra, đó là do phần học lý thuyết của những người này,chỉ mới đọc một mà chưa đọc đến hai chứ chưa nói đến ba ,bốn... Không nhất thiết cứ chữ trên song song với chữ dưới cùng một loại tự là chỉnh đối.. Cũng như câu đối thơ không chỉ có phép đối biền ngẫu [chỉnh đối], mà còn có nhiều phép đối khác. không chỉ có công đối (đối chỉnh) mà còn có khoan đối (đối không chỉnh)nữa...
Khi xem qua [Thi pháp thơ Đường] của Quách Tấn, thì tác giả này liệt kê và phân tích hàng loạt các phép đối, nào là lục đối, bát đối, tám nội dung đối,tám hình thức đối... Nhưng cuối cùng, Quách Tấn quy tụ lại năm phép đối cơ bản gồm... chỉnh đối, tá tự đối, cú trung đối, tựu cú đối,và lưu thủy đối...
Sau khi đọc qua những thể loại đối thì tôi thấy,trong thơ có rất nhiều cách đối mà các cụ ngày xưa dùng,mỗi người có một phong cách riêng rất hay.
CÚ TRUNG ĐỐI (tiểu đối)
Cô vân , độc tiểu xuyên quang mộ
Vạn tỉnh , thiên sơn hải khí thâm
(Mây côi chim lẻ ánh sáng xuyên qua dòng sông chiều / Muôn giếng nghìn non biển khí dày đặc)
PHIẾN ĐỐI (cách cú đối): Câu thứ nhất đối với câu thứ ba, câu thứ hai đối với câu thứ tư
Tiền niên gia thuỷ đông
Hồi thủ tịch dương lệ
Khứ niên gia thuỷ tây
Thấp diện xuân võ tuế
(Năm trước nhà ở phía đông sông
Quay đầu bóng chiều đẹp
Năm ngoái nhà ở phía tây sông
Ướt mặt mưa xuân dịu)
dạng đối này thường dùng trong ngũ ngôn và tứ tuyệt ,thất ngôn,còn thất ngôn bát cú thì ít dùng.
LƯU THUỶ ĐỐI: Ý trong hai vế đi liền một hơi như nước chảy
Lũ lương tâm thượng sự
Tương dữ mộng trung lân
(Hằng đem việc bên lòng
Bàn cùng người trong mộng)
hay:
Còn chăng lời hẹn bên trang sách.
Hay đã tàn theo ánh lửa đèn.
Nhìn vào hai câu trên ta sẽ thấy bất đối,nhưng ý của câu trên trôi chảy,tràn xuống câu dưới làm trọn nghĩa cho câu trên....đó là lưu thuỷ đối.
Thường thì những chữ đầu câu là "còn chăng" thì câu dưới sẽ là "hay đã", hoặc câu trên đầu câu là "Bỗng dưng" thì câu dưới đầu câu là "Để mà."..v.v là cách chơi LƯU THỦY ĐỐI.
GIAO CỔ ĐỐI (đối tréo cẳng ngỗng)
Địch lư tranh lợi thiệp
Lai vãng tiếp phong trào
(Thuyền bè tranh nhau trước
Qua lại tiếp gió sóng)
Địch lư đối với phong trào; lợi thiệp đối với lai vãng
HAY:
Chân bước vững đường chiều khấp khểnh
Rừng cây rậm rạp trúc vươn cao
[trong TỰ NHỦ ,TRẦN TUẤN NGỌC]
chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao và rừng cây rậm rạp đối với đường chiều khấp khểnh...đó là giao cổ đối.
TÁ TỰ ĐỐI (đối tiếng, đối bóng)
Quyển liêm huỳnh diệp lạc
Khai hộ tử qui đề
(Cuốn rèm lá vàng rụng
Mở cửa tiếng cuốc kêu)
Tử (trong tử qui) đồng âm cùng tử là màu tím, nên mượn tiếng để đối với huỳnh là vàng (huỳnh điệp). Trong thơ Lục bát chúng ta thường thấy và gặp tá tự đối nhiều hơn...
hay:
Nghèo sạch thanh danh nên gắng giữ.
Giàu sang khó tính chớ nên chơi.
Câu trên,thanh danh là danh từ,câu dưới khó tính là tính từ, vậy xét như thế là bất đối....Nhưng...nếu ta không theo nghĩa thật mà theo tiếng thì ,chữ khó và chữ thanh là tính từ,chữ danh và chữ tính lại là danh từ...nhận xét theo khía cạnh này thì chúng ta sẽ thấy hai chữ kia đối với nhau rất chặt chẽ...cách đối này là sự lợi dụng tiếng việt,lợi dụng sự đồng âm đa nghĩa để đối...như TÚ XƯƠNG có câu thế này nghe rất hay:
Hai mái trống tung đành chịu dột.
Tám giờ chuông điểm phải nằm co.
(TÚ XƯƠNG)
Tá tự kết hợp với số tự đối.
Học bảy nghề còn lo thất nghiệp
Làm tam [ba]vụ vẫn đói tư mùa.
Đây là sự kết hợp tá tự và số tự để đối,và có cả cách chơi chữ rất hay.
Giá như không vì luật bằng trắc thì sẽ là ..làm tư vụ vẫn đói tứ mùa...thì sẽ hay và sẽ là tuyệt diệu...
Ngay cả nơi đây,THI ĐÀN VIỆT NAM này, cũng có một tay thơ mà lúc đầu tôi rất thích,vì thơ anh ta hay và mượt lắm,nhưng khi bê nguyên cả câu từ chấm phẩy của thiên hạ về đây để bình giảng cánh làm thơ luật dường và rập khuôn các diễn đàn khác về nhận xét hai câu trên,thì thì bó tay,không biết những bài tôi đọc của anh ta,có phải do anh ấy viết không nữa...?
Quay lại vấn đề trên...làm tam vụ vẫn đói tư mùa.
đấy mới là phần đặc sắc,bởi vì VIỆT NAM ta từ xưa cho đến tận bây giờ nói về nông vụ là trồng lúa,chỉ có hai vụ lúa là đông xuân và hè thu,còn khoảng trống là nông nhàn,nông dân tận dụng khoảng trống để trồng vụ thứ ba là vụ màu,trồng ngô[bắp] khoai hoa màu ..v.v bởi vậy trong nông vụ mới nói là hai lúa một màu.
tác giả viết như thế đúng theo thực tế,theo nông vụ...người ta chỉ làm có hai vụ trong khi nhân vật trong thơ phải làm quanh năm ,làm đến ba vụ...theo tôi đây mới là tuyệt trong tuyệt...chứ không công nhận những lời phê vớ vẩn,thiếu hiểu biết kia là ,làm tư vụ ,đói tứ mùa...nếu không phạm luật bằng trắc thì tư vụ,tứ mùa ấy cũng chẳng hay ho gì.
Tôi  xin tiếp tục.
TỰ CÚ ĐỐI (đương đối): đương là vừa cân xứng, chữ đồng loại này nhóm trong câu này đối lại với chữ đồng loại kia trong nhóm kia trong câu được cân xứng một cách vừa phải.
Bạch thủ đơn tâm y tử cấm
Nhất huy ngũ bộ tịnh tam biên
(Đầu bạc lòng son nương cung tía
Một lần vung bút trong khoảng năm bước dẹp yên được ba phương)
Lấy nhất, ngũ, tam đối với bạch, đơn, tử
BẤT ĐỐI CHI ĐỐI (trên mặt chữ thì không đối, nhưng ý vẫn đối nhau)
Bất tác tân phong tuý
Kỳ như quyện thể hà?
(Chẳng làm kẻ say trong cơn gió sớm
Thì làm sao cho ra tấm thân đã mỏi mệt)
hay:
Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ.
Xưa nay chinh chiến mấy ai về
đây là câu đối mà quan tổng trấn NGUYỄN VĂN THÀNH sai treo lên khi làm lễ tế(TRẬN VONG TƯỚNG SỸ)
câu trên lấy trong HOÀNG HẠC LÂU,câu dưới lấy trong LƯƠNG CHÂU TỪ..cái hay là lấy hai câu thơ trong hai tác phẩm và hai tác giả khác nhau,mà ý vẫn hoà chung.một của THÔI HIỆU hai của VƯƠNG HÀN.
câu một cảm thán tình cảnh,câu hai thì an ủi vong linh...quả là hợi với tình cảnh trong tế dàn (TRẬN VONG TƯỚNG SỸ)
lấy cái không đối để đối,đó là bất đối chi đối...không cần phải lệ thuộc vào chữ,mà dùng ý để đối...cấu trúc từ ngữ,ngữ pháp phải song song và đồng dạng với nhau.
Có nhiều luồng ý kiến cho rằng đây là các phép đối phá cách...? Nhưng cứ căn cứ vào lịch sử thơ Đường,luật Đường thì sẽ thấy rõ các phép đối này không hề là phép đối phá cách, mà hoàn toàn là chính cách... Bởi chúng xuất hiện cả trong Cổ thi trước thời Đường, trong thời Đường và sau thời Đường. Chúng sinh ra trước cả thể loại văn biền ngẫu(PHÚ)mà thơ luật đường đi ra từ phú về luật và đối...Chúng là [đàn anh đàn chị,có khi là chú bác] của văn biền ngẫu. Và ngay cả khi xuất hiện lối văn biền ngẫu rồi, thì các phép đối này vẫn tiếp tục tồn tại và vẫn được duy trì sử dụng trong suốt lịch sử dòng thơ Đường , bao gồm cả thơ luật đường.
nhân đây tôi cũng xin nói thẳng rằng, tôi đã từng hỏi các bậc tông sư,cao nhân tiền bối và tìm kiếm ,đọc qua rất nhiều sách...Nhưng tôi chưa nghe và thấy sách nào nói rằng đối không chỉnh thì không phải thơ Đường luật...!!! Ngược lại, lý thuyết căn bản môn thơ Đường luật ghi rõ ràng rằng ngoài CHỈNH ĐỐI, còn có KHOAN ĐỐI (đối không chỉnh).
Theo ngu ý của tôi thì,khi chúng ta muốn đánh giá một bài thơ luật đường thì phải theo tiêu chí đề ra của luật thơ nói riêng và nghệ thuật làm thơ nói chung, chứ không riêng gì đối. theo chúng ta đã biết thì riêng cách đối cũng có dăm bảy kiểu đối,chứ không riêng gì chỉnh đối...?!
bởi thế khi đã chơi thơ Đường luật thì cần hiểu rõ ngoài công đối [chỉnh đối] ra còn có khoan đối [đối không chỉnh]
Như lúc trước khi giảng cho tôi về thơ, Thầy của tôi đã nói và những bậc cao nhân tiền bối cũng nói như thế này:Nếu ta chưa thông thạo về các phép đối,thì hãy cứ nên dùng chỉnh đối,lưu thuỷ đối và tiểu đối...còn những dạng đối khác từ từ tham khảo và học sau để bổ trợ cho nguồn kiến thức của ta để từ đó nhận biết được những trường phái và sở thích của mỗi người... 
Tôi đáng lẽ cũng chẳng muốn viết ra làm gì,vì nơi đây cao thủ tào lao quá nhiều,nhưng các thi hữu chơi thơ theo đúng nghĩa thì lại không ít bởi vậy lãng đành mạo muội viết ra,để chúng ta cùng nhìn nhận,và bổ trợ cho nhau.
DIZIKIMI sưu tầm bài viết của
LÃNG TỬ SẦU